Сon hổ - Sputnik Việt Nam
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Liệu Việt Nam có an toàn cho động vật hoang dã?

© Fotolia / WinyouCon hổ
Con hổ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đầu tuần này, theo thông tin trên báo chí Việt Nam, cảnh sát tìm thấy năm con hổ đã chết trong một ngôi nhà ở tỉnh Nghệ An.

Trọng lượng hàng cấm trên hơn 100kg, hiện vẫn chưa rõ đối tượng nhận tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đi tìm kẻ buôn hơn 100 kg sừng tê giác từ châu Phi về Việt Nam
Xác những con thú còn nguyên da, nhưng đã moi hết nội tạng được bảo quản trong tủ lạnh. Đây là những con hổ Đông Dương, mỗi con nặng khoảng 100-150 kg. Một tuần trước, cảnh sát Việt Nam bắt giữ hơn 100 kg sừng tê giác nhập lậu vào nước này trong vali từ Kenya.

Hai thông tin này minh họa sinh động cho tình hình cấm buôn bán động vật hoang dã ở Việt Nam. Ngoài chuyện Việt Nam là thị trường buôn bán động vật hoang dã, nước này còn là một điểm chính trên tuyến đường trung chuyển sản phẩm động vật hoang dã tới các nước khác ở châu Á, đặc biệt là tới Trung Quốc.

Một kilogram xương hổ trên thị trường chợ đen ở Việt Nam có thể bán với giá  5000$. Dầu cao hổ được dùng để chữa đau đầu, còn cao hổ cốt ngâm rượu có thể chữa bệnh viêm khớp và tăng lực. Sừng tê giác có nhu cầu cao trong tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo ở Việt Nam. Giá mỗi kilogram sừng tê giác ở thị trường nội địa có thể lên đến 60 000$, vì người Việt Nam tin rằng sản phẩm này có thể chữa bệnh ung thư, mặc dù khoa học không xác nhận như vậy. Bởi vì trong sừng tê giác cũng chỉ có keratin thông thường — thành phần chính của tóc và móng tay con người. Buôn bán sừng tê giác đã bị cấm trên toàn cầu từ năm 1977 bằng Công ước quốc tế về các động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Nhưng điều đó không ngăn chặn được nạn săn trộm. Từ năm 2007, 6000 con tê giác bị giết hại ở Nam Phi. Tổ chức bảo tồn quốc tế gọi Việt Nam và Trung Quốc là những nước tiêu dùng sừng tê giác lớn nhất thế giới. Buôn bán ngà voi ở Việt Nam cũng đang nở rộ, bất chấp lệnh cấm được ban hành từ năm 1990. Thỉnh thoảng cảnh sát Việt Nam lại bắt giữ lô ngà voi lớn, ví dụ, trong tháng 10 năm 2016 đã bắt 3 lô hàng lậu lên đến 3,3 tấn ngà voi.

Voi - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiêu hủy hai tấn ngà voi bị tịch thu từ những kẻ săn trộm

Chính phủ Việt Nam đang cố gắng đối phó với nạn buôn bán động vật hoang dã bằng cách cấm việc sử dụng thương mại sừng tê giác và ngà voi, cũng như ký kết thỏa thuận với Cộng hòa Nam Phi. Nước này nghiêm cấm buôn bán động vật hoang dã và các chế xuất từ chúng, điều đó là trái với pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế.

Nhưng kết quả không thể được gọi là khả quan. "Việc buôn bán bất hợp pháp sừng tê giác và ngà voi vẫn đang công khai tiến hành tại các thị trường động vật hoang dã và trên Internet. Tuy nhiên, chưa có một trường hợp nào truy tố người bán sản phẩm này", theo trang web của WWF. Con tê giác Yavanski cuối cùng đã chết tại Việt Nam năm 2010, sừng của nó bị cưa cụt.

Gần 200 000 người ký đơn kiến ​​nghị lên chính phủ Việt Nam đòi phải có biện pháp cụ thể để chống nạn săn bắn trộm tê giác và voi. Kiến ​​nghị này được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ trong một cuộc hội nghị quốc tế về buôn bán ĐVHD tại Hà Nội cuối tháng 11. Chương trình giám sát buôn lậu động vật hoang dã quốc tế TRAFFIC cáo buộc Việt Nam rằng nước này thiếu hiệu quả trong việc làm giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác. TRAFFIC cho biết rằng cuối năm 2017 các nước ký Công ước CITES sẽ đánh giá tiến bộ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này, và biện pháp trừng phạt thương mại sẽ được áp dụng trên cả nước, nếu các hành động đó được đánh giá là không đạt yêu cầu.

Voi - Sputnik Việt Nam
Hải quan Việt Nam bắt giữ năm tấn ngà voi và vảy tê tê
Vấn đề buôn lậu động vật hoang dã cũng là vấn đề ngày càng cấp bách đối với Nga, điều phối viên dự án bảo tồn các loài quý hiếm của WWF Nga, bà Natalia Dronova cho biết.

"Từ nước ta, giới buôn lậu vận chuyển ra nước ngoài các bộ phận động vật quý hiếm và đang bị đe dọa: tay và da gấu nâu, xương và da hổ và báo Ussuri, gạc và nhung hươu nai, xạ hương, trứng cá tầm vv… Việc chuẩn bị và tổ chức buôn lậu mẫu vật động vật hoang dã do các nhóm có tổ chức tham gia, còn khách hàng chủ yếu là công dân Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Để chống lại hiện tượng này, Nga đang hoàn thiện luật pháp của mình, cho phép khởi tố các thành viên của toàn bộ đường dây tội phạm, từ giết hại thú hiếm cho đến mang hàng cung cấp cho người mua. Điều rất quan trọng là tương tác giữa các cơ quan bảo vệ môi trường và thực thi pháp luật, đang thể hiện đặc biệt hiệu quả ở vùng Viễn Đông. Ví dụ, các quan chức hải quan được phổ biến thông tin chi tiết về những động vật quý hiếm mà giới buôn lậu chuyên buôn bán. Những kẻ buôn lậu tìm đủ mọi cách khác nhau để giấu hàng hóa đặc biệt của mình, và việc sử dụng chó nghiệp vụ trong việc này rất hiệu quả. Nhờ các biện pháp khác nhau, trong đó có việc chống nạn săn trộm thành công, số lượng hổ và báo ở Nga đang được tăng lên. Tuy nhiên, để xóa bỏ tệ nạn này, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có những vẫn đề có nguồn gốc xã hội và kinh tế sâu sắc," — bà Natalia Dronova nói khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала