Tình báo Trung Quốc luồn vào cả Bộ Ngoại giao Mỹ

© Ảnh : AgnosticPreachersKidBộ Ngoại giao Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mặc dù nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Candace Claiborne bị tố che giấu liên lạc với tình báo Trung Quốc đã bị bắt giữ trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Trump, sự kiện này gần như không gây tiếng vang lớn trong giới chính trị.

Xét theo những chi tiết được biết về vụ này có thể rút ra kết luận rằng, các cơ quan đặc nhiệm của Trung Quốc có trình độ chuyên nghiệp cao, còn các đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài có vấn đề nghiêm trọng với việc đảm bảo an toàn, — chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận dành cho Sputnik.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ bị tố “đi đêm” với đặc vụ Trung Quốc
Bà Claiborne là một nhân viên kỹ thuật của Bộ Ngoại giao và, theo như chúng ta có thể hiểu được, không mang hàm ngoại giao. Tuy nhiên, với tư cách chuyên gia quản lý văn phòng của đại sứ quán Mỹ ở nước ngoài, những năm gần đây tại Bắc Kinh, bà ấy đã có khả năng tiếp cận những thông tin nhạy cảm, và nắm được các thông tin vào hàng tối mật của nhà nước.

Xét theo các dữ liệu được công bố, hoàn cảnh tình báo Trung Quốc tuyển mộ Claiborne có liên quan bằng cách nào đó với một người gần gũi với bà — một chàng trai trẻ đã phạm tội nghiêm trọng trên lãnh thổ Trung Quốc. Tình báo Trung Quốc đã giúp giải quyết vấn đề để người này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bà Claiborne đã có liên lạc với tình báo Trung Quốc trong 5 năm, đó là thời gian dài. Có thể giả định rằng, bà ta đã bị "bóc trần" bộ mặt thật do sự bất cẩn của mình, ví dụ, bà đã nhắc đến mối liên hệ với tình báo Trung Quốc trong thư từ cá nhân, đã có thói quen viết nhật ký trong đó nói về công tác tình báo. Cũng có thể giả định rằng, nữ nhân viên Bộ Ngoại giao không tôn trọng kỷ luật trong chi tiêu và điều đó đã thu hút sự chú ý của các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.

Các chuyên gia phản gián Mỹ không có dữ liệu về việc Claiborne đã tuồn những thông tin mật nào cho tình báo Trung Quốc. Đó là lý do tại sao bà bị buộc tội không phải về hoạt động gián điệp, mà bị buộc tội cản trở công việc chính quyền và đưa ra các báo cáo sai sự thật cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Cựu nhân viên ngoại giao đối mặt với mức án 25 năm tù giam. Trong thực tiễn thi hành pháp luật có những trường hợp khi những cáo buộc nghiêm trọng chống lại gián điệp Trung Quốc không được xác nhận tại tòa án, và những bị cáo tiếp tục sống cuộc sống bình thường. Như thường lệ, FBI không muốn tiết lộ tại tòa án tất cả các dữ liệu của họ vì lo ngại rằng, điều đó sẽ gây hại cho các nguồn tin mật của họ. Vì thế các bị cáo có nhiều cơ hội bổ sung để thoát án. Bà Claiborne không nhận tội, có vẻ là bà trông chờ vào cách giải quyết như vậy.

House Intelligence Committee Chairman Rep. Devin Nunes, R-Calif. speaks on Capitol Hill in Washington, Thursday, Sept. 10, 2015 - Sputnik Việt Nam
Tình báo Mỹ khẳng định Nga không can thiệp chiến dịch tranh cử của ông Trump
Có lẽ Claiborne không phải là nguồn thông tin duy nhất của tình báo Trung Quốc trong các cơ quan chính quyền Mỹ. Cơn cuồng loạn chống Nga trong truyền thông Mỹ về "sự can thiệp của Nga" trong quá trình bầu cử tổng thống năm 2016 và những nỗ lực tìm kiếm bằng chứng về "mạng lưới" gián điệp Nga ở Hoa Kỳ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan đặc nhiệm Trung Quốc mở rộng hơn nữa công tác tình báo của họ.

Những khả năng này có thể tăng cường hơn nữa trong khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang bị "lu mờ" dưới thời Donald Trump. Tổng thống Trump có mức tín nhiệm thấp trong Bộ Ngoại giao và trong giới chuyên gia và quan chức của cơ quan này. Đa số các nhân viên Bộ Ngoại giao xa lánh tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và tránh tiếp xúc trực tiếp với ông. Đồng thời, các cơ quan tình báo Mỹ đang trong tình trạng mâu thuẫn với Tổng thống Trump, mà điều đó gây mất ổn định trong hệ thống tình báo Mỹ và tạo ra cơ hội bổ sung cho tình báo Trung Quốc gia tăng hoạt động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала