Việt Nam và Nhật Bản sẽ hợp tác với Nga trong lĩnh vực không gian vũ trụ

© Sputnik / Igor Ageenko / Chuyển đến kho ảnhsân bay vũ trụ Vostochnyi của Nga
sân bay vũ trụ Vostochnyi của Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn nhà nước "Roscosmos" tích cực phát triển hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực chinh phục khám phá hòa bình không gian vũ trụ.

Cuộc phóng tên lửa Soyuz-2.1a đầu tiên trong lịch sử từ sân bay vũ trụ Vostochny - Sputnik Việt Nam
Sân bay vũ trụ Vostochny đã mở cho nước Nga “cửa sổ vũ trụ” vào châu Á
Tại Triển lãm hàng không vũ trụ  LAAD-2017 ở  Rio de Janeiro, phó giám đốc Phòng quan hệ quốc tế của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Sergey Saveliev trao đổi với Sputnik về triển vọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng sân bay vũ trụ Vostochnyi của Nga.

- Có tin rằng ông đã thảo luận với Chủ tịch Cơ quan thám hiểm vũ trụ  Nhật Bản (JAXA) Naoki Okumura về triển vọng hợp tác với Nga trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ tại Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực châu Á — Thái Bình Dương (APRSAF). Xin ông  cho biết cụ thể các dự án sẽ được thực hiện với Nhật Bản, ngoài những công việc chung trên trạm vũ trụ quốc tế ISS?

— Đúng, quả thật là như vậy. Phái đoàn của Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) lần đầu tiên tham gia diễn đàn tại Philippines, Manila. Tôi lưu ý rằng chúng tôi sẽ tham gia Diễn đàn này trong năm nay, sẽ được tổ chức tại Bangalore, Ấn Độ. Đối với chúng tôi, khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ý nghĩa quan trọng chiến lược và chúng tôi nhìn thấy ở đây tiềm năng hợp tác rất to lớn.

Tất nhiên,  hiện thời trọng tâm chính của chúng tôi là hợp tác trong khuôn khổ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Và đồng thời cần lưu ý đến một xu hướng tốt: kỳ vọng chung cùng tăng cường nỗ lực để tiến hành các cuộc thử nghiệm kết hợp Nga-Nhật trên trạm ISS là thực sự quan trọng đối với khoa học.

Bên cạnh đó, các đồng nghiệp Nhật Bản đang thể hiện sự quan tâm của họ trong việc thiết lập điều kiện tăng cường hợp tác ở cấp công nghiệp cho các công ty của cả hai nước. Chúng tôi quan tâm đến việc tiếp cận công nghệ Nhật Bản và các đối tác của chúng tôi muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại thị trường Nga.

- Về cơ bản điều đó có liên quan đến sự tương tác trong thành phần điện tử (ECB) cho các tàu vũ trụ Nga hay không?

— Đây chỉ là một trong các hướng hợp tác công nghiệp. Các đồng nghiệp Nhật Bản quan tâm nhiều đến sân bay vũ trụ mới Vostochny của chúng ta, và họ đã bày tỏ sự quan tâm tìm các phương án hợp tác sử dụng tiềm năng của sân bay vũ trụ này.

- Xin ông cho biết về sự hợp tác với các quốc gia khác?

GLONASS - Sputnik Việt Nam
GLONASS phát triển sự hợp tác quốc tế

— Chúng tôi đang tiến hành đối thoại tích cực và tham khảo ý kiến ​​để soạn thảo hiệp định liên chính phủ về việc sử dụng hòa bình không gian vũ trụ với các nước như Mexico, Argentina, Chile, Venezuela, Peru, chúng tôi cũng đang bắt đầu làm việc với các đối tác Sri Lanka. Chúng tôi tiếp tục đàm phán với đối tác Việt Nam để chuẩn bị soạn thảo thỏa thuận về GLONASS. Và với các nước khác, ở các giai đoạn khác nhau chúng tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu vấn đề tương tự.

- Roscosmos cùng với Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) trong tháng 6 năm 2016 đã ký một biên bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ. Xin ông cho biết về những dự án cụ thể sẽ được thực hiện với Việt Nam và trong những thời hạn nào?

— Vâng, chúng tôi đã ký kết một thỏa thuận như vậy. Trong bản ghi nhớ nêu rõ nguyện vọng của cả hai bên đảm bảo sự hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như viễn thám, định vị vệ tinh, công nghệ và các dịch vụ liên quan. Đồng thời hai bên cùng quan tâm tới các dự án chung trong lĩnh vực vũ trụ — tôi muốn nói về các nghiên cứu vũ trụ cơ bản. Bên cạnh đó, các đồng nghiệp Việt Nam quan tâm đến các dịch vụ phóng vũ trụ của Nga. Trong tương lai gần, chúng tôi có ý định đàm phán thực chất với các đại diện của Học viện ở Moskva, khi đó chúng tôi dự định đi đến các dự án cụ thể.

- Điều đó có liên quan đến các dự án viễn thám (RS) hoặc GLONASS hay không?

— Trong lĩnh vực viễn thám, chúng tôi hy vọng thực hiện các dự án thu hồi, xử lý và trao đổi dữ liệu thu được từ tàu vũ trụ Nga (SC), cũng như thành lập tàu cho các đối tác của chúng tôi. Và, tất nhiên, chúng tôi đề xuất chương trình đào tạo các chuyên gia Việt Nam.

Tổng công ty nhà nước Nga Roscosmos - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam mở rộng hợp tác về vũ trụ
Nếu nói về định vị vệ tinh, phía Việt Nam được đề xuất sử dụng công nghệ trên cơ sở hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga vì lợi ích kinh tế và nền kinh tế quốc gia. Chúng tôi cũng đang đàm phán về việc cài đặt GLONASS tại các trạm giám sát Việt Nam.

- Trước đây ông có nói rằng các đối tác Mỹ quan tâm đến công việc xung quanh Mặt trăng, nhưng họ không quan tâm lắm đến việc đưa người lên Mặt trăng. Đồng thời họ quan tâm đến hoạt động trên quỹ đạo Mặt trăng, coi đó là giai đoạn quan theo hướng đi tới sao Hỏa. Roscosmos có duy trì đ xuất bay lên sao Hỏa và Mặt trăng hay không?

— Hiện nay, mục tiêu dài hạn chính của NASA trong việc nghiên cứu và phát triển vũ trụ là thực hiện sứ mệnh có người lái lên sao Hỏa. Trong kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga cho 10-15 năm tới, không có nhiệm vụ bay lên sao Hỏa. Trong quá trình phát triển chiến lược và khái niệm phát triển các thiết bị vũ trụ của Nga, mục tiêu chính là thực hiện các sứ mệnh có người lái lên bề mặt mặt trăng. Nhưng, mặt khác, những yếu tố này không ảnh hưởng đến việc chúng tôi tổ chức  tham gia đối thoại về sự hình thành các dự án chung, có tính đến lợi ích của cả hai bên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала