Việt Nam: “Cai sữa” toàn quốc

© Ảnh : dantri.com.vnPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp lần đầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp lần đầu của Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 55.000 đơn vị sự nghiệp công lập như các trường, các viện, cơ quan báo chí, văn hoá… với 2,1 triệu viên chức. Chính phủ đang có biện pháp đẩy các đơn vị trong khu vực này “ra ở riêng”, bằng thay đổi phương thức từ cấp pháp ngân sách sang đặt hàng dịch vụ công…

Ngày 14/4, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập họp lần đầu dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo của một số Ban Đảng và Ủy ban Quốc hội, các bộ, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo cùng dự.

Hiện cả nước có khoảng 55.000 đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thuộc các khối Đảng, đoàn thể, trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học-công nghệ, truyền thông-báo chí, kinh tế, văn hóa-thể thao-du lịch, tài nguyên-môi trường, lao động- thương binh- xã hội với 2,1 triệu viên chức.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cần phải thay đổi nhận thức của xã hội về tự chủ ĐVSNCL. "Không phải tự chủ là phải tự mình lo tiền, không có Nhà nước hỗ trợ nữa mà là khuyến khích và bắt buộc các ĐVSNCL tiến tới hạch toán như DN, tự chủ thu, chi. Nhà nước vẫn sử dụng ngân sách để đầu tư cho hoạt động sự nghiệp nhưng sẽ thay đổi phương thức cấp phát sang đặt hàng dịch vụ công", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh đổi mới cơ chế hoạt động ĐVSNCL là một trong năm nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế từ nay tới năm 2020. Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ mục tiêu của đổi mới nhằm tinh giản biên chế, không ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động và cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo trong nhiệm kỳ và từng năm, đồng thời đề nghị các bộ, ngành và địa phương chủ động thực hiện các giải pháp đổi mới ĐVSNCL thuộc lĩnh vực quản lý, không chờ đợi quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL.

"Nhưng đổi mới gì thì cũng phải tập trung đổi mới cơ cấu thu chi ngân sách, chuyển từ cơ chế phí sang giá dịch vụ công sẽ thúc đẩy các đổi mới về tổ chức-nhân sự và chuyên môn của ĐVSNCL" — ông Huệ lưu ý.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành tiếp tục xây dựng các Nghị định về đổi mới cơ chế hoạt động ĐVSNCL đối với các lĩnh vực dịch vụ công đặc thù.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ là cơ quan chủ trì soạn thảo Đề án đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các ĐVSNCL để trình Hội nghị Trung ương lần thứ 6 thảo luận. Hiện nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thiện dự thảo Đề án và xin ý kiến các bộ, ban, ngành.

Chỉ đạo việc xây dựng Đề án, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Nội vụ bám sát các chủ trương của Đảng qua các thời kỳ về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ĐVSNCL. Trong quá trình xây dựng Đề án cần kết hợp chặt chẽ với các nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công, tham khảo các báo cáo giám sát hoạt động ĐVSNCL của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, đồng thời lập kế hoạch khảo sát tại một số lĩnh vực cung cấp dịch vụ công.

Nguồn: Báo Dân trí

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала