Nga có thể huấn luyện lực lượng phòng không Syria theo “phương pháp Việt Nam”

© Sputnik / Dmitriy VinogradovHệ thống tên lửa – phòng không S-400 ở Syria
Hệ thống tên lửa – phòng không S-400 ở Syria - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các đại diện quân sự của Nga, Iran và Syria từng tuyên bố rằng sẽ dùng vũ lực đáp trả “những hành động khiêu khích” chống lại Damascus.

Hai đồng minh chủ yếu của Syria, được cho là đang chuẩn bị đưa ra một câu trả lời thực sự nhằm vào Quân đội Mỹ, sau khi nổ ra cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shairat.

Sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự

Tuy vậy, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng phản ứng được đưa ra sẽ và không cần thiết phải mang tính đối xứng — tấn công bằng tên lửa để đáp trả cuộc oanh kích là điều không nên làm.

Đáp trả bằng việc bắn tên lửa chống tàu vào các khu trục hạm Mỹ trên Địa Trung Hải có thể gây phấn khích, nhưng chắc chắn nó sẽ làm xung đột leo thang, thậm chí còn khiến Thế chiến thứ ba bùng nổ.

Dù tuyên bố hùng hồn, Tổng thống D.Trump khó chấp nhận "tăng mức đặt cược" để đẩy Nga, Iran vào ngõ cụt và đáp trả trực diện bằng hành động quân sự. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp phòng vệ.

"Nga và Iran hiện đang bắt đầu tăng cường kiện toàn hệ thống phòng không của Syria bằng những công nghệ mới. Không lâu trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ, nhu cầu trực tiếp chưa hiện hữu — IS và các tổ chức khủng bố không sở hữu lực lượng không quân hay tên lửa hành trình.

Ngay bây giờ, điều này có thể trở thành vấn đề sống còn — người Syria phải học cách bảo vệ có hiệu quả những công trình chiến lược của mình trước đe dọa từ bên ngoài", Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng (Nga), ông Igor Korotchenko chia sẻ.

Lực lượng phòng không Syria đang có trong biên chế các tổ hợp tên lửa đất đối không lỗi thời được sản xuất từ thời Liên Xô như: S-75, S-125, Kvadrat, Buk, cùng với số ít hệ thống S-200VE.

Chúng có khả năng tiêu diệt một vài loại phi cơ, điển hình là ngày 22/6/2012, Quân đội Syria đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay do thám RF-4E của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, khả năng hệ thống phòng không Syria đánh chặn được các mục tiêu bay tầm thấp (như tên lửa hành trình Tomahawk) là rất hạn chế.

"Về nguyên tắc, nâng cấp những vũ khí hiện có của Quân đội Syria sẽ giúp tăng hiệu quả chiến đấu của chúng. Ít ra một phần các hệ thống tên lửa này sẽ có khả năng đánh chặn — vì Tomahawk cũng không phải vũ khí mới. Nhưng trước tiên, cần nghiêm túc tăng cường năng lực của các trạm radar Syria để chúng bao phủ đầy đủ tần sóng thấp. 'Phương pháp Việt Nam' có thể phù hợp. Ai cũng biết rằng trong giai đoạn chiến tranh, áp lực chủ yếu lên Không quân Mỹ được đặt trên vai lực lượng phòng không địa phương, với sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên cũng như chuyên gia quân sự Liên Xô.

Không gì ngăn cản chúng ta huấn luyện quân đội Syria sử dụng các hệ thống phòng không hiện đại, sau đó chuyển giao những khí tài này để nước chủ nhà biên chế tạm thời. Như vậy, người Syria có thể tự bảo vệ các công trình chiến lược quan trọng của mình mà không cần sự tham gia của các sĩ quan Nga", ông Korotchenko nói.

Chuyên gia này nhắc lại rằng tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga, cũng như các phương tiện phòng không của lực lượng tác chiến thường xuyên Hạm đội Hải quân Nga trên Địa Trung Hải, trước tiên — thực hiện nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Hmeimim và điểm tiếp tế ở Tartus.

Không do dự

Nga liệu có thể triển khai một cuộc tấn công trực tiếp không cân xứng bằng quân sự? Theo lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh quốc gia, ông Alexandr Zilin, câu trả lời tốt nhất từ phía Nga và Iran đó là gia tăng cường độ các chiến dịch quân sự chống lại những tổ chức khủng bố tại Syria.

"Tôi cho rằng thời gian ngừng bắn và nhượng bộ đã qua. Phải tấn công khủng bố mạnh mẽ hơn và không khoan nhượng. Ngay tức thì, từ các nước phương Tây sẽ vang lên những tiếng phản đối. Không có gì đáng ngạc nhiên, chính họ đã trang bị vũ khí và huấn luyện nhiều tổ chức được gọi là 'ôn hòa'.

Cho nên lối thoát duy nhất đó là tước đi của Mỹ 'những đồng minh'. Để làm điều này, không cần phải tăng cường tiềm lực không quân của chúng ta tại Syria. Đơn giản chỉ cần bỏ ngoài tai những tuyên bố về 'sự lo ngại' từ phía những 'đối tác' phương Tây để tập trung làm việc của mình", ông Zilin chia sẻ với phóng viên hãng thông tấn Sputnik.

Được biết minh chứng đầu tiên cho thấy rằng Nga sẽ hành động mà không quan tâm tới Mỹ là việc chúng ta dừng thực hiện biên bản ghi nhớ về ngăn chặn những vụ va chạm trên không phận Syria. Thỏa thuận này có hiệu lực từ tháng 10/2015 và sẽ phải tăng tính an toàn cho những chuyến bay của các nước trên không phận quốc gia Trung Đông này.

Mặt khác, việc dừng tham gia biên bản ghi nhớ sẽ khiến tăng xác suất các vụ va chạm trên không. Quyết định ngoại giao trên đã làm "nguội lạnh" một vài đồng minh của Mỹ trong liên quân chống khủng bố.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Bỉ đã dừng cho phép các máy bay chiến đấu của mình xuất phát làm nhiệm vụ oanh tạc. Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Garbriel thẳng thắn kêu gọi Washington tránh leo thang căng thẳng và sử dụng vũ lực một cách thiếu kiềm chế.

Ông nhấn mạnh rằng cuộc xung đột tại Syria không nên giải quyết mà thiếu sự tham gia của Moscow. Quan điểm tương tự cũng được Đại diện tối cao của Liên minh Châu Âu về đối ngoại, bà Federica Mogerini đưa ra hôm thứ hai tuần trước.

"Không tồn tại phương pháp giải quyết cuộc xung đột này bằng quân sự, các cuộc đàm phán tại Geneva cần được tái thiết với sự ủng hộ của chúng ta. Châu Âu phải cố gắng buộc người Syria ngồi cùng bàn", bà Mogerini nhấn mạnh.

Phía Nga có cho rằng hợp tác quân sự với phương Tây tại khu vực Trung Đông là cần thiết hay không sẽ rõ sau khi Hội đồng Liên bang Nga thông qua tuyên bố chính thức của mình và gửi tới quốc hội các nước có liên quan tới cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ nhằm vào căn cứ quân sự tại Syria.

Theo Thoidai

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала