Cớ gì khiến Campuchia phá hỏng quan hệ với Hoa Kỳ?

© AFP 2023 / Tang Chhin SothyÔng Hun Sen
Ông Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, Chính phủ Campuchia đã yêu cầu tiểu đoàn xây dựng cơ động của Hải quân Mỹ, nổi tiếng với danh xưng Seabees, phải rời khỏi nước này sau sứ mệnh chín năm dành sự trợ giúp nhân đạo.

Theo thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Phnom Penh, quyết định này dẫn đến hủy bỏ 20 dự án đã lên kế hoạch, bao gồm xây dựng các nhà hộ sinh và phòng tắm trong trường phổ thông. Một ngày sau khi Seabees rời Campuchia, Thủ tướng Hun Sen đã vay của Trung Quốc khoản tín dụng 157 triệu USD để xây dựng sân vận động bóng đá mới, nơi mà Campuchia dự kiến đến năm 2023 sẽ tổ chức Thế vận hội Đông Nam Á.

biên giới giữa Lào và Campuchia - Sputnik Việt Nam
Sự chậm trễ trong việc phân định ranh giới giữa Lào và Campuchia nguy hiểm như thế nào?
Campuchia là quốc gia có truyền thống nhiều năm liền cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc — về chuyện này ông Hun Sen từng ví von rằng đất nước ông như con chim có hai cánh. Nhưng bây giờ, như đang diễn ra ở các nước Đông Nam Á khác, con chim Campuchia rõ ràng nghiêng cánh về phía Bắc Kinh, chuyển dời ra xa Washington.

Năm ngoái, Campuchia đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên của mình với Trung Quốc, hoan nghênh chào đón các huấn luyện viên và vũ khí từ Bắc Kinh. Tháng Giêng năm nay, Chính phủ Campuchia tuyên bố hủy bỏ cuộc tập trận lớn thường niên chung với Hoa Kỳ. Đáp lại, người Mỹ nhắc nhở người Campuchia về món nợ cần phải trả. Từ năm 1965 đến năm 1973, trong nỗ lực ngăn chặn lộ trình cung cấp vũ khí tới miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã ném xuống miền đông Campuchia nửa triệu tấn bom. Tránh bom, nông dân bỏ ruộng đồng chạy tản cư về thủ đô. Trong tương quan đất nước này thiếu thốn lương thực thực phẩm Hoa Kỳ đã chuyển cho Chính phủ Lon Nol mà họ ủng hộ 274 triệu USD để mua gạo, lúa mì, dầu và bông của Mỹ.

Qua hơn 40 năm, món nợ cùng với lãi suất đã lên đến con số nửa tỷ USD. Chính phủ Campuchia từ chối thanh toán khoản nợ của chính phủ lên nắm quyền trong cuộc đảo chính, thêm vào đó cũng cho rằng chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về bối cảnh phát sinh nợ nần. Còn Hoa Kỳ đe dọa nếu không thanh toán nợ sẽ thông báo với IMF, và khi đó sẽ đóng tất cả các cửa tín dụng quốc tế dành cho Campuchia. Cũng vào thời điểm đó, Bắc Kinh xóa nợ cho Phnom Penh 89 triệu USD và mời chào cấp hàng trăm triệu USD dưới hình thức cho vay theo chế độ ưu đãi.

Hải quân VN tuần tra chung với Hải quân hoàng gia Campuchia - Sputnik Việt Nam
Hải quân VN tuần tra chung với Hải quân hoàng gia Campuchia
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Campuchia phát hành tài liệu với nhan đề "Nói thật" (To Tell the Truth). Trong ấn bản này bác bỏ những lời cáo buộc vi phạm nhân quyền và các biện pháp đàn áp chính trị mà chính quyền Thủ tướng Hun Sen thi hành hàng chục năm qua. Cơ quan đối ngoại gọi những cáo buộc này là chiến dịch xuyên tạc thông tin phục vụ âm mưu của thế lực ngoại bang do Hoa Kỳ dẫn đầu và hướng tới làm mất uy tín của chính quyền đồng thời tập hợp các tổ chức phi chính phủ và phe đối lập. Tài liệu của Bộ Ngoại giao nói rằng "sự hiệp lực dân chủ" kiểu Mỹ có thể đặt chủ quyền của Campuchia vào con bài trong ván cờ, và dẫn ra kết quả ví dụ thực tế là Ukraina và Honduras. Bộ Ngoại giao Campuchia nhắc lại lời nghị sĩ đảng Cộng hòa Ron Paul rằng Hoa Kỳ gửi "hàng tỷ USD ra nước ngoài để khuyến khích thay đổi chế độ".

"Những ngôn từ hùng biện và sự xấu đi trong quan hệ với Hoa Kỳ liên quan đến cuộc bầu cử chính quyền địa phương sắp tới, đó là "miếng giấy quỳ" — phép thử đối với cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Campuchia, — nhà sử học Nga, Giáo sư Nadezhda Bektimirova từ MGU nhận xét. — Ông Hun Sen, nhà cầm quyền độc tôn của Campuchia giữ chức vụ lãnh đạo lâu dài hơn bất cứ ai khác ở châu Á, đã đưa ra tuyên bố rằng ông không sửa soạn chuyển giao quyền bính này cho ai. Vì thế, ông cần hạ thấp và xóa bỏ ấn tượng trong nhân dân từ những lời chỉ trích nhắm vào chế độ của ông, mà đối tượng chỉ trích mạnh nhất chính là Hoa Kỳ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала