Sau tàu tuần tra Hamilton, Mỹ sẽ chuyển giao cho Việt Nam “Đại bàng chiến” F-16 ?

© Flickr / Andreas NilsenRNoAF F-16
RNoAF F-16 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Hoa Kỳ-DSCA vừa cho biết tàu tuần tra USCGC Morgenthau sẽ được bàn giao cho phía Việt Nam.

Theo thông báo từ DSCA, con tàu trên đã bị đưa vào Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (Excess Defense Articles — EDA) của Quân đội Mỹ, việc phê duyệt chuyển giao cho Việt Nam đã được chấp thuận từ hôm 3/10/2016, như vậy mọi việc diễn ra một cách tương đối lặng lẽ.

Morgenthau - Sputnik Việt Nam
Tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton của Mỹ chuyển giao cho Việt Nam mạnh cỡ nào?
Sau khi thông tin trên được công bố, sự chú ý lại đổ dồn về một khí tài khác cũng nằm trong EDA mà Việt Nam hồi tháng 5/2016 từng bày tỏ ý định muốn nhận được (tương tự như trường hợp của Indonesia), đó chính là các tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon đang nằm lưu trữ tại căn cứ không quân Davis-Monthan, bang Arizona.

Thời gian gần đây, F-16 luôn được nhắc đến như ứng viên hàng đầu cho vai trò thay thế MiG-21 đã nghỉ hưu của Việt Nam, ngoài mong muốn từ chúng ta, phía Mỹ cũng đã bày tỏ thiện chí của mình.

Vào tháng 3/2014, phía Mỹ công bố đã trao học bổng đầu tiên của Chương trình tập huấn Lãnh đạo Hàng không (Aviation Leadership Program — ALP) cho Thượng úy phi công Trịnh Công Huy.

Đích thân Đại tá Không quân Mỹ Ray Powell đã trao cho Thượng úy Huy thư chúc mừng từ Tướng Lori Robinson — Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương.

Đây là chương trình học bổng danh giá, bao gồm các học phần tiếng Anh và huấn luyện bay. Sau khi rèn luyện tiếng Anh, Thượng úy Huy sẽ đến căn cứ Không quân Mỹ tại bang Mississippi để bắt đầu khóa tập huấn kéo dài một năm.

Máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ F-16 - Sputnik Việt Nam
NI: F-16 Mỹ đã thành tàn tích quá khứ trên nền máy bay Nga
Được biết sau đó đã có thêm một số học viên phi công của Việt Nam sang Mỹ để tham gia các chương trình đào tạo lái máy bay quân sự.

Việc phi công Việt Nam được phía Mỹ mời tham gia một khóa đào tạo quy mô như trên chắc chắn không phải chỉ để "chơi cho vui", khả năng cao đây chính là bước đi đầu tiên nhằm tiến tới những hợp đồng mua sắm vũ khí hàng không lớn giữa hai nước.

Căn cứ vào diễn biến mới nhất, khi trang bị quốc phòng đầu tiên thuộc EDA được chấp thuận chuyển giao cho Việt Nam, viễn cảnh những khí tài tiếp theo trong diện này (mà đặc biệt là tiêm kích F-16) xuất hiện tại "Dải đất hình chữ S" là điều hoàn toàn khả thi.

 

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала