Tuyên truyền bài Nga như đòn boomerang giáng mạnh vào Montenegro

© Sputnik / Kirkach Sergey Вид на город Котор и Боко-Которский залив в Черногории
Вид на город Котор и Боко-Которский залив в Черногории - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thái độ tiêu cực của tầng lớp thượng lưu cầm quyền ở Montenegro (Chernogorya) với nhân dân của chính mình và với nước Nga từ lâu đã không còn là điều giấu kín.

Một dạng đỉnh cao của quá trình này dự kiến ​​diễn ra vào ngày 28 tháng Tư, khi tại phiên họp chính thức tại Cetinje, kinh đô cũ của Chernogorya (Montenegro), Quốc hội cần phải xác nhận tuân thủ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, theo đó Montenegro trở thành một thành viên của NATO.

"Rõ ràng, ở Montenegro đang tạo ra tình thế bất lợi cho Nga", — phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhận xét. Bà lưu ý rằng "Tinh thần bài Nga nói chung là khái niệm xa lạ với Montenegro, và lỗi lầm về chuyện này chủ yếu ở lương tâm các chính trị gia của đất nước".

Chỉ qua hai cụm từ mà bà Zakharova nói cũng đủ để hiểu được mối quan hệ tổng thể của Montenegro — Chernogorya  mới và nước Nga. Thêm nữa không chỉ đối với  các chuyên gia chính trị học uyên thâm, mà cả với những người bình thường cũng thấy được.

Nhân dân muốn một đằng, còn chính quyền — tính toán bằng đầu óc Washington và Brussels — muốn một nẻo khác.

NATO Secretary-General Jens Stoltenberg holds up a ceremonial hammer at the start of a NATO-Georgia defence ministers meeting at the Alliance headquarters in Brussels, Belgium February 16, 2017. - Sputnik Việt Nam
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Montenegro gia nhập NATO

Cũng theo hướng như bà Zakharova  đã nói, Nga cảnh báo rằng không loại trừ khả năng sẽ có những hành động khiêu khích chống lại công dân Nga trên lãnh thổ  Montenegro, bắt giữ người Nga trong hoàn cảnh bất minh đáng ngờ và chuyển giao cho nước thứ ba.

Ở một đất nước nhỏ bé  như Montenegro, mọi người không chỉ biết ai đó đang nghĩ gì trong ngôi nhà nào, mà còn biết ở góc nào của căn nhà ấy đang có "những đôi bit-tất bẩn" (cách biểu đạt của dân Montenegro, ngụ ý rằng đất nước nhỏ đến mức tất cả đều biết rõ đến chân tơ kẽ tóc về nhau).

Việc chính quyền không muốn lắng nghe nguyện vọng của đa số cư dân chỉ có lời giải thích duy nhất là sợ bị mất quyền lực. Thái độ tiêu cực của tầng lớp cầm quyền trong mối quan hệ với nhân dân của mình và với nước Nga là chuyện đã rõ từ lâu, khẳng định qua tuyên bố của Milo Dukanovich và các nhà tài phiệt thân cận, cũng như những cáo buộc vô căn cứ cho rằng Điện Kremlin cố gắng kích động đảo chính trong thời gian bầu cử Quốc hội ở Montenegro và sau đó nữa. Đỉnh điểm sẽ là ngày thứ Sáu tới.

Trong phiên họp chính thức vào ngày 28 tháng Tư ở thủ đô  cổ Cetinje, Quốc hội Montenegro cần phải xác nhận tuân thủ Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, theo đó đất nước này gia nhập khối Liên minh quân sự.

Nói chung, một chế độ không phục vụ nhân dân của chính mình thường thông qua  quyết định như vậy không dựa theo kết quả trưng cầu dân ý, mà trong nghị trường. Chính vì thế, các thành viên đối lập trong Mặt trận Dân chủ đã hô hào biểu tình và kêu gọi các bộ phận còn lại của phe đối lập cùng tham gia hoạt động phản đối vào ngày thứ Sáu (28 tháng Tư).

Đối với phương Tây điều rất quan trọng là để một đồng minh lâu đời của Nga như Montenegro  - thời nào đó từng được mệnh danh là "Serbia Sparta" — gia nhập khối Liên minh, nghiễm nhiên trở thành một dạng biểu tượng về khả năng sinh tồn của NATO. Đây cũng là một tín hiệu dành cho Matxcơva, rằng vùng Balkans nằm dưới dưới gót giầy Mỹ, mặc dù hiện tại còn chưa đến mức bị đè bẹp.

Kremlin sẽ có bước đi nào?

Với việc Montenegro gia nhập NATO, chế độ cầm quyền sẽ kích động triệt tiêu  bản sắc và liên hệ với Serbia, song hành là sự leo thang căng thẳng trong cộng đồng xã hội, bởi đa số công dân Montenegro chống lại việc biến đất nước thành một bộ phận của NATO. Bởi lẽ trong trường hợp ngược lại, quyết định này cần thực hiện không phải ở nghị trường mà qua cuộc trưng cầu ý dân. Nếu quyết định của Nghị viện là gia nhập NATO, chắc hẳn tự nó sẽ dẫn đến cuộc đối đầu với Nga.

Một mặt, Matxcơva  biết quá rõ về những vị trí then chốt của NATO ở châu Âu, mà Montenegro thì không có tên trong danh sách ấy. Vì thế, sẽ khá tức cười nếu  cho rằng Matxcơva có thể dùng biện pháp trả đũa và lập những đơn vị quân đội đặc biệt để tấn công vào Montenegro.

Tuy nhiên, dù sao chăng nữa, như vậy không có nghĩa là Điện Kremlin sẽ nhìn nhận tốt đẹp về mọi thứ, và Montenegro sẽ không cảm thấy ở chính mình hệ lụy từ sự tác động của chính sách chỉ dẫn tới thiệt hại. Câu hỏi duy nhất là sẽ có bao nhiêu người dân Montenegro trở thành nạn nhân của quyết định thiển cận ích kỷ mà các chính trị gia thông qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала