Hàng Việt chiếm 70-90% trong siêu thị: Bất ngờ khái niệm

© Ảnh : tieudung24siêu thị
siêu thị - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có thống kê mới nghe rất đáng mừng – hàng Việt chiến 70-90% trong các siêu thị. Nhưng liền đó là thắc mắc: Thế nào là "hàng Việt"?

Mới đây, bà Lê Việt Nga — Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, qua con số thống kê cho thấy hàng Việt chiếm tỷ trọng 70-80% tại kênh bán lẻ hiện đại. Đặc biệt, tại một số hệ thống siêu thị như Saigon Co.op hay Big C tỷ lệ hàng Việt còn trên 90%.

Hàng 'Made in Vietnam' ‘vượt mặt” hàng 'Made in China'
Mặc dù con số thống kê hàng Việt chiếm 70-80% nhưng nhiều doanh nghiệp Việt không đồng thuận. Bà Nga thừa nhận có thực trạng này. Theo bà, nguyên nhân là do đang có sự nhầm lẫn về khái niệm thế nào là hàng Việt.

''Nhiều người không đồng ý với con số này thì có lẽ chúng ta nên thống nhất lại, khái niệm thế nào là hàng Việt. Hàng Việt là những sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trên lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, các dịch vụ cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam. Một số doanh nghiệp bị nhầm lẫn vì thế mà cách đánh giá của họ thấp hơn so với con số thực tế đo đếm được'', bà Nga giải thích trên Infonet.

Điều đó có nghĩa, không chỉ là hàng hóa thương hiệu Việt (do doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân Việt Nam sở hữu trí tuệ, đăng ký xuất xứ tại Việt Nam) mà do nhà đầu tư nước ngoài sản xuất, gia công tại Việt Nam cũng là hàng Việt Nam.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thái Dũng- Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long cho rằng:

''Chúng ta nên coi bình đẳng hàng hóa thương hiệu Việt và hàng do doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam, sử dụng lao động, đóng thuế cho Việt Nam''.

Ông cho biết, sau hơn 20 năm hoạt động ở Việt Nam, Big C phân phối trên 45.000 mặt hàng, trên 90% xuất xứ là hàng Việt. Nhiều ý kiến cho rằng hàng Việt khó khăn khi vào siêu thị nhưng ông Dũng khẳng định với Infonet, Big C luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp, quy định rõ tiêu chí để doanh nghiệp đáp ứng đúng quy định, có chính sách thuận lợi, hỗ trợ trưng bày, khuyến mại, giảm giá, dùng thử, tặng kèm để thu hút khách nhiều hơn.

''Chúng tôi vẫn nói với các nhà cung cấp của mình rằng, hàng hóa vào Big C không khó nhưng để tồn tại và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu khách hàng của Big C là khó vì nhiều hàng hóa Việt chưa xây dựng thương hiệu tốt, hình ảnh thân quen với khách hàng, siêu thị chỉ hỗ trợ trưng bày, bán hàng hóa, còn khách hàng có lựa chọn sản phẩm không là quyền của khách hàng'', ông Dũng nói.

Như vậy theo khái niệm hàng Việt nói trên thì Samsung cũng là hàng Việt. Không chỉ riêng Samsung mà còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Canon, Huyndai… cũng được tính là hàng Việt.

Nghịch lý

Hàng hóa Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Hàng hóa Việt Nam thua Trung Quốc ngay trên “sân nhà”
Tuy nhiên, từng bàn luận với Đất Việt về câu hỏi ''Samsung có phải là hàng Việt'' hay không, PGS.TS — Võ Thành Thu cho biết, có 4 lý do để khẳng định: Samsung không phải là hàng Việt.

Thứ nhất, Samsung tuy sản xuất tại Việt Nam nhưng chủ đầu tư lại là người nước ngoài. (Trong trường hợp này, gọi Samsung là doanh nghiệp nước ngoài cũng không đúng mà phải gọi Samsung là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì theo đúng luật pháp đây phải là doanh nghiệp Việt Nam). Thứ hai, Samsung là doanh nghiệp Việt, có vốn nước ngoài nhưng lợi nhuận lại chuyển về Hàn Quốc. Thứ ba, khi nói Samsung người tiêu dùng khắp thế giới họ chỉ nghĩ đó là thương hiệu của quốc gia của Hàn Quốc, không ai nghĩ đó là thương hiệu của Việt Nam. Vì vậy, tiền trả quyền bản quyền là rất lớn.  Thứ tư, tỉ lệ nội địa hóa quá thấp, chưa đủ cao. Tính lan tỏa không lớn. Hiện nay, Samsung để sản xuất ra được một sản phẩm Smartphone thì phải nhập khẩu tới 80% nguyên liệu từ nước ngoài.

Chủ yếu là các công ty Trung Quốc cung cấp, Việt Nam chỉ làm gia công. Hơn nữa, tính lan tỏa quá thấp, một số linh kiện sản xuất tại VN nhưng lại do các công ty của Hàn Quốc cung cấp. Vì vậy, giá trị gia tăng Samsung đem lại cho VN là rất thấp. VN chỉ được hưởng lợi từ lao động giá rẻ, công ăn việc làm…

PGS.TS Vũ Trí Dũng — cũng khẳng định không thể gọi Samsung là hàng Việt.  Theo ông Dũng, dù Samsung được sản xuất tại Việt Nam nhưng giá trị VN tham gia được vào chuỗi sản xuất của Samsung là quá thấp. VN chủ yếu là nhập nguyên liệu, gia công. Vì vậy, không thể gọi Samsung là hàng Việt. Hàn Quốc muốn thông qua thương hiệu Samsung để bành trướng công nghệ Hàn Quốc, thương hiệu Hàn Quốc trên thế giới chứ không phải bành trướng thương hiệu Việt Nam. Ông Dũng nói thêm, khi vào VN Samsung muốn nhận ưu đãi như DN FDI nhưng khi nộp thuế lại muốn nộp thuế theo hàng Việt Nam để nhận ưu đãi về thuế. Mặt khác, mang thương hiệu Việt, Samsung sẽ được nhận ưu đãi mà các nước cho VN hưởng với tư cách một nước đang phát triển khi xuất khẩu sang các nước ASEAN. ''Trong khi đầu tư thì muốn hưởng cơ chế của DN FDI, khi xuất khẩu lại muốn mang danh hiệu Việt để hưởng lợi thuế. Nghĩa là Samsung đang tính toán hưởng lợi cả hai đầu'', ông Dũng nhấn mạnh.

 

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала