Thủy thủ Việt Nam sẽ chơi bóng đá trên tàu tuần dương huyền thoại "Varyag" của Nga

© Sputnik / Vitaliy AnkovTuần dương hạm "Varyag"
Tuần dương hạm Varyag - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Vịnh Cam Ranh, các thủy thủ Nga trên tàu tuần dương "Varyag" và tàu chở dầu "Pechenga" đã đặt vòng hoa trước tượng đài kỷ niệm quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam hy sinh đời mình cho vì hòa bình ở Việt Nam.

Hai tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đến Cam Ranh trong chuyến thăm hữu nghị,với mục đích là phát triển hợp tác hải quân giữa hai nước vì lợi ích hòa bình và an ninh trong khu vực — một trong những người tham gia lễ đặt hoa, Tổng Lãnh sự Nga tại TP.HCM Alexei Popov cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik Vietnam.

Tàu tuần dương hạm tên lửa “Varyag” - Sputnik Việt Nam
Đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương Nga thăm cảng Cam Ranh

"Các thủy thủ Nga được đại diện chính quyền Việt Nam, các đồng nghiệp Hải quân Việt Nam và các nhà ngoại giao Nga chào đón rất nồng nhiệt. Tại bến cảng, những con tàu này trông rất vững chắc, với vũ khí chiến đấu hiện đại, quốc kỳ Nga tung bay trên vùng biển Việt Nam. Đại diện Hải quân Quân khu 4 của Quân đội nhân dân Việt Nam và tỉnh Khánh Hòa trân trọng nhắc tới những lần tàu Nga cập cảng Cam Ranh vào đầu thế kỷ trước, và căn cứ hải quân ở nước ngoài lớn nhất của Liên Xô tồn tại ở đó đến cuối thế kỷ này."

Đúng vậy, Cam Ranh hoàn toàn quen thuộc với các thủy thủ Nga. 112 năm trước, — khi đó cảng chưa hề tồn tại — lần đầu tiên vịnh Cam Ranh trở thành nơi thả neo của đoàn tàu lớn hải quân Nga. Tháng Tư năm 1905, từ Viễn Đông tên đường đi tham gia cuộc chiến tranh Nga-Nhật, hơn một trăm tàu ​​của Hải đoàn II Thái Bình Dương của đế chế Nga đã đậu 2 tuần ở đây.

Sau ba phần tư thế kỷ, trong tình huống địa chính trị hoàn toàn khác, Liên Xô và Việt Nam đã ký thỏa thuận về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong 25 năm với tư cách là căn cứ hải quân của Liên Xô ở nước ngoài. Năm 2002, ban lãnh đạo Nga quyết định kết thúc hợp đồng trước thời hạn và trả căn cứ cho Việt Nam. Khi đó Hà Nội tuyên bố rằng Cam Ranh sẽ không bao giờ sử dụng với tư cách là căn cứ quân sự nước ngoài, mà sẽ là cảng thương mại. Sau 12 năm, Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc tạo điều kiện cho các tàu hải quân của Nga vào vịnh Cam Ranh. Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ hai sau Syria mà Liên bang Nga có thỏa thuận như vậy. Nhưng không hề có căn cứ quân sự Nga ở vịnh Cam Ranh tương tự như thời Liên Xô.

Trong những năm gần đây, Cam Ranh, cũng như thành phố Đà Nẵng trở thành cảng mà các tàu Hải quân Nga không chỉ một lần cập bến thân thiện. Tháng 6 năm 2014, có ba tàu Nga đến Cam Ranh. Và khách quý hiện nay đến thăm cảng — tàu tuần dương "Varyag", kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã đến thăm Đà Nẵng năm 2005.

© Sputnik / Vitaliy AnkovTàu tuần dương tên lửa «Varyag»
Thủy thủ Việt Nam sẽ chơi bóng đá trên tàu tuần dương huyền thoại Varyag của Nga - Sputnik Việt Nam
Tàu tuần dương tên lửa «Varyag»

Liên hệ giữa các thủy thủ, sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hải quân từ năm này sang năm khác đang trên đà phát triển, — cựu Tổng biên tập báo "Quân đội nhân dân", Trung tướng Lê Phúc Nguyên cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik Viet nam:

"Việt Nam và Nga có quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả lâu đời, trong những năm chiến tranh và cũng như trong hòa bình, kể cả trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật. Liên quan đến vấn đề này, chuyến thăm Cam Ranh hiện nay của các tàu chiến Nga được hoan nghênh. Tàu các nước khác nhau thường đến đây, nhưng tàu Hải quân Nga luôn luôn được đón tiếp đặc biệt nồng nhiệt. Thực tế này có thể khẳng định tầm quan trọng sự hợp tác của Việt Nam với Nga trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật."

Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Phó Đô đốc Hải quân: Hạm đội Nga rất cần căn cứ ở Cam Ranh
Cam Ranh là nơi đóng quân của sáu tàu ngầm được Nga xây dựng cho Việt Nam. Trong thành phần Hải quân Việt Nam lần đầu tiên có tàu hộ tống Nga "Gepard" và tàu tuần tra "Sletlyak" để bảo vệ biên giới hàng hải, chống cướp biển và buôn lậu. Tàu "Molnya" đã thể hiện rất tốt các ưu điểm của mình nên Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga để nhận giấy phép sản xuất loại tàu này trong nước.

Trong chuyến thăm, các thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ gặp gỡ với đại diện của Hải quân Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, cũng như đi thưởng ngoạn phong cảnh cảng nước ngoài, tổ chức một loạt các trận giao hữu bóng đá và bóng chuyền chung với thủy thủ Việt Nam.

Chuyến thăm hoàn tất vào ngày 1 tháng Năm, — một sự trùng hợp thú vị! Vào ngày này, 112 năm trước, Hải đoàn Thái Bình Dương II của Đế chế Nga mà chúng ta nói ở trên đã rời cảng Cam Ranh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала