NATO nên vui mừng với thỏa thuận S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga

© Sputnik / Dmitry VinogradovTổ hợp tên lửa chống máy bay S-400 được đưa vào trực chiến tại căn cứ không quân Hmeymim
Tổ hợp tên lửa chống máy bay S-400 được đưa vào trực chiến tại căn cứ không quân  Hmeymim - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhờ cuộc hội đàm của các ông Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan diễn ra ở Sochi mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến gần hơn nữa tới hợp đồng mua tổ hợp tên lửa đất đối không S-400 của Nga.

S-400 - Sputnik Việt Nam
National Interest: Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 để dọa NATO
Trong khi đó, các nước phương Tây tỏ ra lo ngại về sự tăng cường quan hệ kinh tế của hai nước, những thành tựu chung đạt được trong chính sách đối ngoại, đặc biệt là về Syria. Hãng truyền hình Anh BBC tuyên bố rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua S-400 của Nga sẽ đặt vào chương trình nghị sự vấn đề chia sẻ dữ liệu cũng như nhiều câu hỏi khác, trong đó có phương pháp tích hợp theo tiêu chuẩn NATO các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Bài viết của tạp chí The Economist mô tả quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga đã phục hồi hoàn toàn, không quên khẳng định sự hợp tác giữa hai nước và đặc biệt là thỏa thuận về S-400 sẽ phải là mối bận tâm đối với NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng trở thành quốc gia NATO đầu tiên sử dụng S-400. Trong lúc nhiều nước như Romania, Bulgaria, Hy Lạp và Đức đang khai thác các hệ thống S-200 và S-300. Các chuyên gia cho rằng việc hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ được tăng cường phải làm NATO "phấn khởi thay vì lo lắng".

Nhà khoa học chính trị, giáo sư Mesut Haqq Dzhashyn đại học Ozyegin cho rằng, NATO "nên chấm dứt lo ngại và phải lấy làm mừng" bởi cơ hội ký hợp đồng S-400.

"Việc hệ thống được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là một thành viên NATO sẽ sở hữu thứ vũ khí hiện đại. Một số nước NATO đang khẳng định thông tin mật sang Nga sẽ bị rò rỉ. Tuy nhiên, các quốc gia như Bulgaria, Hy Lạp, Hungary, cũng đang sử dụng những hệ thống này. Việc các tổ hợp tên lửa đất đối không của Nga phục vụ những nước NATO này có nghĩa là không hề có vấn đề không phù hợp như được nhắc đến. Thay vì quan ngại NATO nên vui mừng với việc Thổ Nhĩ Kỳ phát triển hệ thống phòng thủ, gián tiếp góp phần vào nhiệm vụ duy trì an ninh của liên minh," — ông Dzhashyn nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

S-400 - Sputnik Việt Nam
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng mua S-400 bằng vốn Nga cho vay
Như giáo sư Dzhashyn ghi nhận, nỗi lo lắng của NATO trước sự tăng cường quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là vô căn cứ.

"Khi nói đến sự hợp tác của Đức hay Hoa Kỳ với Nga, NATO đâu có tỏ ra khó chịu, vậy tại sao liên kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga lại gây nên sự bất bình? Chẳng hạn cách đây vài ngày Thủ tướng Đức Angela Merkel đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Sochi. Vì sao không thấy ai phản ứng khi Đức tiến hành cuộc tiếp xúc hay sử dụng vũ khí Nga giống như với Thổ Nhĩ Kỳ? Thổ Nhĩ Kỳ là một nước có chủ quyền và có quyền mua vũ khí của bất cứ ai. Bên cạnh đó, các đại diện Thổ Nhĩ Kỳ đã giải thích lý do," — ông Dzhashyn nói.

Theo chuyên gia, kể từ những năm 1950 Nga là nước tích lũy được khối lượng lớn kiến ​​thức trong lĩnh vực tên lửa đánh chặn tầm thấp, tầm trung và tầm cao. S-400 là hệ thống vũ khí vượt trội. Hợp đồng sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trước những nguy cơ tổ chức khủng bố DAESH tấn công Thổ Nhĩ Kỳ bằng tên lửa, đe dọa tính mạng của công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Khách được Sputnik phỏng vấn cũng cho rằng, việc mua S-400 còn có ý nghĩa thiết thực, tăng cường mối quan hệ đồng minh giữa hai nước.

S-400 Triumf - Sputnik Việt Nam
S-400 Ankara dự định mua của Nga sẽ không hội nhập với hệ thống chống tên lửa NATO
Trung tướng về hưu Erdogan Karakush phát biểu với Sputnik rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách tự bảo vệ mình mà không lệ thuộc vào NATO.

Nói về thực tế kể từ năm 1990 Thổ Nhĩ Kỳ không còn hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn tầm cao, ông Karakush khẳng định: "Đó là một nguy cơ lớn và vì thế Thổ Nhĩ Kỳ muốn thực hiện hợp đồng này."

Ông Karakush cũng lưu ý đến sự cần thiết duy trì thế cân bằng giữa NATO và Nga.

"Thổ Nhĩ Kỳ có thể vừa đáp ứng vừa cân đối nhu cầu của mình bằng việc mua S-400 của Nga và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của NATO. Mong đợi thu về 300 tỷ đô la từ tổ hợp Patriot, NATO không muốn giảm số lượng các đơn vị SAM muốn bán. Trong thương mại chẳng có người bán nào muốn mất khách hàng. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mua 12 hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ thì chắc chắn họ sẽ yên lòng," — ông nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала