Khi Đức cuống cuồng xóa bỏ quá khứ phát-xít: Bộ trưởng Quốc phòng che giấu gì?

CC BY-SA 4.0 / FJgRgt2 / Waldkaserne LuftaufnahmeВоенная казарма Бундесвера в городе Хильден
Военная казарма Бундесвера в городе Хильден - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Đức cố gắng che đậy dấu vết quá khứ phát xít. Mà những tàn tích ấy thì có rất nhiều.

Appen, Rottenburg, Munster — chỉ một vài điểm trên bản đồ, nơi còn dấu vết của Đức Quốc xã. Các trại lính và trường học cho đến nay vẫn mang tên những phi công và binh sĩ quân đội Đế chế III.  Nghị định cho phép dùng  biểu tượng của Đế chế III ban hành đã 35 năm nay. Và suốt trong thời gian đó,  chẳng nhà tuyên truyền quảng cáo nào thấy cần bận tâm về điều đó.

Nước Đức hiện nay cần phát ra tín hiệu rõ ràng cả đối nội và đối ngoại rằng sẽ không tiếp nối truyền thống của Đế chế III, để thúc đẩy lên hàng đầu lịch sử 60 năm của riêng mình. Những cuộc tranh luận về tên gọi các doanh trại quân đội phải  được tiến hành một lần nữa trong ánh sáng những sự kiện mới nhất.

Chính trong ngày hôm nay cần hoàn thành cuộc kiểm tra các doanh trại, vốn được khởi động sau khi tại một trong những chủ thể quân sự đã phát hiện những thứ "mang thuộc tính của Đệ tam Đế chế". Thế nhưng đó chỉ là giả thiết chính thức. Quyết định xới tung các công trình quân sự đã được thông qua sau vụ xì-căng-đan mà vai chính trong đó lại là Bộ Quốc phòng Đức. Hóa ra trong hàng ngũ các sĩ quan đã có những phần tử cực đoan ẩn náu suốt bao tháng trời. Sự kiện bung ra sau loạt các cuộc khám xét và bắt giữ ba đối tượng cực đoan đã tham gia chuẩn bị vụ tấn công khủng bố.

Thoạt tiên Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Lyayen làm ra vẻ chẳng có chuyện gì bất thường. Rồi đột nhiên bà từ chối các chuyến công du nước ngoài, bắt đầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp, buộc tội các đồng nghiệp là hoàn toàn thụ động bất lực. Có thể lý giải dễ dàng về chiến thuật của bà. Các sĩ quan là những kẻ khủng bố chưa thực hiện hành động đã sửa soạn lọt vào chỗ những người nhập cư bất hợp pháp và tổ chức tấn công.

Điều thú vị là thủ lĩnh hạt nhân khủng bố từng có tên trong báo cáo của cảnh sát. Đối tượng này thậm chí còn bị bắt giữ ở Áo, sau đó tẩu thoát thành công sang CHLB Đức. Chính ở nước này, đối tượng bắt đầu trò chơi hai mang. Dưới lớp ngụy trang là di dân, không phải qua bất kỳ cuộc truy xét  nào, đối tượng được nhà chức trách Đức cấp một căn phòng và những tiện ích. Rồi trong vai trò một quân nhân, đối tượng này không che giấu quan điểm cực đoan của y nhưng ban chỉ huy cũng không hề để tâm.

Các nhà báo Đức cho biết một thực tế là trong hàng ngũ quân đội Đức có đến hơn năm chục người Hồi giáo. Mà như thế có nghĩa là phía trước sẽ còn nhiều cuộc khám xét, bắt giữ và những chiến dịch đặc nhiệm.

Facebook

Đăng ký theo dõi Sputnik Việt Nam trên Facebook để luôn nắm bắt dòng sự kiện mới nhất và không bỏ lỡ nhiều video clip thú vị. Sự quan tâm của các bạn là điều rất quan trọng đối với chúng tôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала