NI: Năm thất bại lớn nhất của Lực lượng đặc biệt

© Flickr / The U.S. ArmyLực lượng đặc nhiệm của Mỹ
Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ báo Mỹ The National Interest đã liệt kê 5 thất bại lớn nhất của Lực lượng đặc biệt Mỹ, trong đó có những trận thắng như…thua.

Đối với Mỹ Lực lượng đặc biệt được coi là những người anh hùng và được mọi người tự hào về những thành công của họ. Chính vì vậy gần như ít khi thậm chí không xuất hiện những thông tin về sự thất bại của họ.

tàu ngầm Varshavyanka của Nga - Sputnik Việt Nam
NI nói về tàu ngầm của Nga, mà tốt hơn hết Mỹ "nên tránh xa"
Tuy nhiên lần này tờ báo của Mỹ The National Interest đã công khai năm thất bại "bẽ mặt" của lực lượng này mà không phải ai cũng biết.

Cuộc tập kích trên đảo san hô Makin

Vào tháng 8/1942, không lâu sau khi được thành lập, tiểu đoàn hạm tập kích số hai của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ mở cuộc càn quét đầu tiên của mình.

Những tàu ngầm của Mỹ đã đổ bộ lên đảo san hô Makin ở Thái Bình Dương với 222 người được lựa chọn và huấn luyện trong quân đội. Nhiệm vụ của họ là phá hủy các công trình của Nhật Bản.

Vụ tấn công này là một bất ngờ đối với người Nhật nhưng lợi thế này bất ngờ nhanh chóng mất tác dụng, họ bị phản kháng lại quyết liệt. Mỹ đã quyết định rút lui nhưng lại bị mắc kẹt do sóng lớn họ không thể bơi tới vị trí tàu ngầm.

Ngày hôm sau, họ tiếp tục tấn công và có thể nói là hoàn thành mục tiêu nhưng tổn thất không hề nhỏ. Cuộc tập kích này đã khiến 30 người chết và nhiều người khác bị thương. Mặc dù được coi là thành công, tuy nhiên tổn thất quá lớn đã khắc sâu vào tâm trí của những người chỉ huy quân đội Mỹ.

A-50 - Sputnik Việt Nam
"Bạn chưa bao giờ nghe về nó". NI nói về "radar bay"
Bắc Triều Tiên: "Điểm cao 205"

Ngày 25/11/1950, Lực lượng đặc biệt của Mỹ cần phải đánh chiếm và kiểm soát "Độ cao 205" gần sông Chongchon.

Tuy nhiên người Mỹ không biết được rằng, Bắc Triều Tiên đã bố trí một lực lượng lớn, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc tấn công lớn.

Tổng cộng 87 lính Mỹ tấn công nhưng chỉ còn lại 21 người sống sót. Nguyên nhân được cho là lực lượng phòng thủ ở khu vực này quá mạnh khiến Mỹ bị tổn thất nặng nề.

Mặc dù kết quả cuối cùng lực lượng Mỹ giành chiến thắng nhưng do bị tổn thất nặng nề nên họ đã không thể thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.

F-35 - Sputnik Việt Nam
NI: Sẽ phải chi nhiều tiền hơn cho F-35 so với dự kiến của Phòng kiểm toán Hoa Kỳ
Chiến dịch "Eagle Claw"

Sau khi chiếm đại sứ quán Mỹ ở Tehran vào năm 1979, hàng chục nhà ngoại giao đã bị giữ làm con tin. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã quyết định không thực hiện cuộc chiến tranh với Iran, thay vào đó ông quyết định tiến hành các hoạt động đặc biệt.

Kế hoạch được đưa ra là trực thăng sẽ đỗ gần khu vực này và Lực lượng đặc biệt Mỹ sẽ tập kích để giải thoát con tin, sau đó đưa lên trực thăng và rời đi trước khi quân đội Iran kịp phản ứng. Tờ báo Mỹ nói rằng, kế hoạch này rất phức tạp, chỉ một bước đi sai có thể làm hàng chục người phải ở lại Iran mãi mãi.

Vào ngày diễn ra cuộc tập kích sự cố đã xảy ra. Lực lượng đặc biệt không có đủ trực thăng để giải thoát con tin vì một chiếc đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ tàu sân bay, một chiếc đi lạc còn một chiếc do sai lầm của lực lượng tình báo nên hạ cánh gần đường cao tốc và va chạm với xe bus chở khách khiến 1 người chết.

Kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ và một trong những trực thăng đã đâm vào máy bay tiếp nhiên liệu và phát nổ khiến 8 người trên trực thăng chết. Sự kiện này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của ông Carter trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1980.

Căn cứ mới của Nga ở Bắc cực - Sputnik Việt Nam
NI: Nước Nga thích nghi trang bị vũ khí cho điều kiện Cực Bắc
Chiến dịch "Bùng cháy cơn thịnh nộ" ở Grenada

Tờ báo NI viết rằng, nhiệm vụ lật đổ chính phủ Grenada dường như dễ dàng thực hiện đối với quân đội Hoa Kỳ. Cuộc xung đột xảy ra vào nằm 1983 và chỉ kéo dài 3 ngày.

"Nhưng trong vòng 3 ngày, Lực lượng đặc biệt của Mỹ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề", tờ báo cho biết.

Quân đội Mỹ đã không chú ý đến điều kiện thời tiết ở Grenada và kết quả khiến 4 "sư tử biển" chết đuối. Cuộc tấn công vào nhà tù Richmond Hill Air đã bị ngăn chặn bằng pháo phòng không. Việc cố gắng kiểm soát doanh trại vắng người dẫn đến 3 chiếc trực thăng bị phá hủy và 3 lính Mỹ chết.

Mogadishu: Người Mỹ đã quên?

Hoa Kỳ bước vào cuộc nội chiến ở Somalia dưới danh nghĩa là sứ mệnh nhân đạo, được thành lập để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân của đất nước này.

Tu-160 - Sputnik Việt Nam
NI đánh giá thế nào về đề án mới Tu-160 “Thiên nga trắng” tử thần
Tuy nhiên mục đích của Washington ở đất nước này nhanh chóng lớn dần, Tổng thống Bill Clinton đã lấn sâu vào cuộc nội chiến này.

Trong tháng 10/1993 người Mỹ đã bắt đầu chiến dịch an ninh ở Mogadishu nhằm bắt giữ hai thanh viên "chính phủ liên minh quốc gia Somali".

Cuộc tấn công được lên kế hoạch thực hiện cả trên bộ lẫn trên không nhưng một lần nữa lại xảy ra sự cố. Một chiếc trực thăng bị phá hủy bởi súng phóng lựu cầm tay khiến lực lượng mặt đất không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả là người Mỹ bị bao vây và cuối cùng 19 lính Mỹ chết và thêm một chiếc trực thăng khác bị phá hủy. Cuộc tấn công này cũng đã làm hơn 1 nghìn người Somali chết, bao gồm cả binh sĩ lẫn thường dân.

Nguồn: Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала