Lý do Trung Quốc mời Triều Tiên dự ‘Một Vành đai, Một con đường’

© AP Photo / Ng Han Guan, FileChina North Korea Border
China North Korea Border - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đã mời một phái đoàn Triều Tiên tới tham dự diễn đàn về hợp tác quốc tế trong khuôn khổ sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”. Vì sao Bắc Kinh lại đưa ra quyết định này?

Năm 2013, Trung Quốc công bố chiến lược phát triển kinh tế mới mang tên "Một Vành đai, Một Con đường" gồm hai hướng phát triển chính: Con đường Tơ lụa Kinh tế và Con đường Tơ lụa Hàng hải. Cùng đại diện của hơn 130 quốc gia khác, Bình Nhưỡng cũng được mời tới tham dự diễn đàn tại Bắc Kinh.

Các chuyên gia Nga nhận định, Trung Quốc đang phát đi thông điệp rằng họ không chấp nhận sự cô lập của cộng đồng quốc tế với Bình Nhưỡng như một cách để xoa dịu những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Chuyên gia Nga Alexander Larin từ Viện nghiên cứu Viễn Đông ở Moscow nhận xét, việc Bắc Kinh mời Bình Nhưỡng tham dự diễn đàn Bắc Kinh nhằm giúp Triều Tiên vượt qua những khó khăn khi trong tình thế bị cô lập hiện tại.

Đối với diễn đàn Bắc Kinh, đây sẽ là hội nghị quốc tế lớn đầu tiên có sự góp mặt của Bình Nhưỡng sau những suy thoái và căng thẳng trầm trọng trên bán đảo Triều Tiên cùng những lệnh trừng phạt cứng rắn của Liên Hợp Quốc nhằm phản ứng với chương trình tên lửa và hạt nhân của quốc gia bí ẩn này.

"Bất chấp những khác biệt trong quan điểm về chương trình hạt nhân, Bình Nhưỡng vẫn coi Trung Quốc là người hàng xóm có tầm ảnh hưởng nhất với họ. Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc có thể muốn sử dụng diễn đàn Bắc Kinh như một công cụ giúp họ thể hiện sự tôn trọng với Bình Nhưỡng, ngay cả khi Triều Tiên bị tách biệt khỏi thế giới", ông Larin nói.

Chuyên gia gợi ý rằng, trong một cuộc họp bên lề của diễn đàn Bắc Kinh, Trung Quốc khả năng cao sẽ thúc giục Bình Nhưỡng đi theo con đường giải trừ hạt nhân và cùng ngồi xuống bàn đàm phán để thảo luận với các cường quốc khác có mối quan tâm với vấn đề nêu trên.

Đổi lại, "Triều Tiên sẽ sử dụng diễn đàn này để một lần nữa nhấn mạnh rằng, họ muốn có một thỏa thuận với Hoa Kỳ và Hàn Quốc, nhưng nó phải tuân theo những điều khoản riêng của Bình Nhưỡng. Và rất có thể một cuộc thương lượng sẽ diễn ra tại Bắc Kinh trong thời gian này, khi ấy giải pháp cho vấn đề của Triều Tiên sẽ đạt một bước tiến mới", Larin nói thêm.

© Ảnh : cdnKim Jong-un và Tập Cận Bình
Kim Jong-un và Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Kim Jong-un và Tập Cận Bình

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia Alexander Vorontsov từ Viện nghiên cứu Phương Đông ở Moscow nói rằng, Bình Nhưỡng chắc chắn đánh giá cao mong muốn và nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giải quyết vấn đề cô lập quốc tế.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là một sự kiện quan trọng bởi sự góp mặt của Triều Tiên tại diễn đàn Bắc Kinh cho thấy Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh phát triển quan hệ với Trung Quốc", ông Vorontsov nói.

"Họ sẵn sàng đối thoại, sẵn sàng thảo luận về các vấn đề song phương và quốc tế", chuyên gia nhận định khi đề cập tới Triều Tiên.

"Chắc chắn sự tham gia của phái đoàn Triều Tiên trong diễn đàn Bắc Kinh là một tín hiệu tích cực và quan trọng, để hiện sự cởi mở và sẵn sàng của họ trong việc tìm kiếm những giải pháp tích cực cho các vấn đề hóc búa nhất", ông Vorontsov nói.

Chuyên gia Trung Quốc về vấn đề châu Á Da Zhigang, nói rằng, dù vấn đề hạt nhân của Triều Tiên không nằm trong chương trình nghị sự của diễn đàn Bắc Kinh nhưng việc mời phái đoàn Triều Tiên cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề này.

"Trung Quốc đã luôn ủng hộ một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân và tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Đó là lý do khiến Trung Quốc một lần nữa quyết định mời Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh và tham dự diễn đàn lần này", ông Zhigang nói.

Nguồn: nguoiduatin

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала