Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao tránh báo giới

© REUTERS / Jim BourgNhà Trắng
Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoại trưởng Rex Tillerson không mời các phóng viên, nhà báo Mỹ tham dự cuộc họp báo chung của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir. Buổi họp báo đã được phát sóng trên các kênh truyền hình Ảrập, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ công bố biên bản họp báo.

Sau khi nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson, cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí ExxonMobil, đã tuyên bố rằng, ông không cần đến báogiới, ông làm theo tấm gương của Donald Trump, người đã chiến đấu với các phương tiện truyền thông Mỹ trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống.

"Khi chúng tôi sẵn sàng để thảo luận các công việc của chúng tôi thì tôi sẽ có khả năng nói chuyện với mọi người. Nhưng, hàng ngày giao tiếp với báo chí — tôi không có ý muốn làm như vậy. Khi tôi có một cái gì đó quan trọng, tôi biết cách công bố thông tin này để mọi người đều biết", tờ The Hill trích dẫn bài trả lời phỏng vấn của Tillerson.

Và Ngoại trưởng đang làm như vậy. Ông đã thực hiện mấy chuyến công du nước ngoài mà không có giới báo chí đi cùng. Ví dụ, trong chuyến đi sang châu Á, chỉ có một nhà báo tháp tùng Tillerson là nữ nhà báo của tờ Independent Journal Review.

Các nhà báo Mỹ đã nhiều lần chỉ trích ôngTillerson vì cơ quan của ông hủy bỏ họp báo hàng ngày. Tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ có những cuộc họp chuyên đề cho các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, không còn tổ chức những buổi họp báo để trả lời câu hỏi của nhà báo về những vấn đề gây sự quan tâm nhiều nhất.

Thái độ lạnh nhạt đối với "quyền lực thứ tư" đã xuất hiện tại Nhà Trắng ngay sau lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump. Vào tháng Hai đã "bùng nổ" vụ bê bối đầu tiên khi các nhà báo của CNN, Los Angeles Times, The New York Times và Politico bị cấm tham dự buổi họp báo tại Nhà Trắng. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer chỉ nói chuyệnvới một số phóng viên đã được gửi lời mời đặc biệt đến dự cuộc họp báo, còn các nhà báo khác được yêu cầu chờ đợi bản ghi tốc ký. Sau đó nhiều người lưu ý rằng, trong danh sách các phương tiện truyền thông không được phép dự cuộc họp báo có các nhà báo thường xuyên tấn công vào ông Trump kể từ khi bắt đầu cuộc vận  động tranh cử tổng thống.

Một vụ bê bối lớn liên quan đến việc chính quyền tổng thống hạn chế sự truy cập từ cánh báo chí Mỹ đã "bùng nổ" sau cuộc hội đàm của ông Trump với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Các phương tiện truyền thông Mỹ quan tâm nhiều nhất không phải đến nội dung cuộc nói chuyện của hai chính trị gia mà đến việc tại sao trên báo chí không có những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia Mỹ. Khi giới thiệu những hình ảnh về cuộc gặp này, một số kênh truyền hình đặc biệt lưu ý rằng, các bức ảnh này do "phía Nga cung cấp", và Fox News thậm chí từ chối sử dụng các bức ảnh "độc quyền" của Nga. Tuy nhiên, sau đó Nhà Trắng đã giải thích thêm rằng, tại cuộc gặp với bộ trưởng Nga đã có phóng viên ảnh của cả hai bên. "Một sự đau đớn về sở hữu trí tuệ" — bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bình luận về phản ứng này của các phương tiện truyền thông phương Tây.

Phóng viên ảnh người Nga Alexander Shcherbak, người tác nghiệp tại cuộc gặp giữa ông Trump và ông Lavrov, không thể không phản ứng vềcáo buộc của các phương tiện truyền thông Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng,phiên chụp ảnh đã có sự cho phép của cả hai bên, tuân thủ các quy định.

"Tôi kêu gọi các nhà báo Mỹ không để mất phẩm giá chuyên môn và không đổ lỗi cho người khác vì không được quyền vào chụp ảnh và tác nghiệp," — ông Scherbak viết trên Facebook.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала