Phải làm những gì để giải cứu nguồn nước trên Trái Đất?

© AFP 2023 / Marcel MochetRác tồn đọng dưới nước biển Thái Bình Dương
Rác tồn đọng dưới nước biển Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tên gọi hành tinh chúng ta thế nào là đúng: Đất hay Nước? Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres đã nêu câu hỏi này khi khai mạc Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc ở New York.

Câu hỏi được đặt ra nhắc nhở về việc, hành tinh chúng ta có gần 71% diện tích là các biển và đại dương, thực vật phù du của đại dương tạo ra một nửa lượng oxy trên hành tinh. Trong hai thế kỷ qua, các đại dương đã hấp thụ gần một nửa lượng CO2 do con người thải vào khí quyển. Đại dương cũng là nơi sinh sống của gần một triệu loài thực vật và động vật.

Cá voi mũi nhọn bơi trên bề mặt khu vực đảo Hawaii - Sputnik Việt Nam
Vực thẳm bí ẩn của đại dương

Đại dương đang bị đe dọa, tình trạng ô nhiễm đang bị xấu đi với tốc độ khủng khiếp, — đó là ý kiến của những người tham gia Hội nghị Đại dương Liên Hiệp Quốc tại New York với sự tham gia của bốn nghìn đại diện cấp cao từ 193 quốc gia. 1/5 tổng diện tích san hô bị tẩy trắng và chết, mà ở vùng biển xung quanh các rạn san hô và hải đảo tập trung những nguồn thức ăn chính cho cá và các động vật biển, thêm 2/5 diện tích san hô bị ảnh hưởng nặng nề. Đến năm 2050 tất cả các san hô sẽ bị đe dọa, kết quả là hàng trăm triệu người dân ven biển sẽ đối mặt nguy cơ nạn đói.

Một mối nguy cơ khác đang đe dọa đại dương thế giới là chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, — ông Andrey Kuznetsov, Tổng Giám đốc phía Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, nhận xét.

"Trong các đại dương nói chung và Thái Bình Dương nói riêng, — ông Kuznetsov nói, — tồn tại những đảo rác trôi nổi khổng lồ, có đường kích diện tích hàng trăm kilomet, được tạo thành từ các túi nhựa và đồ dùng bằng nhựa. Đó là một điều thật khủng khiếp đối với các đại dương, chưa kể đến các tàu biển".

Quả thật, trong môi trường rác thải từ nhựa không phân hủy hàng thế kỷ. Chúng tạo thành một yếu tố ô nhiễm ngẫu nhiên. Khối lượng rác thải nhựa trong các đại dương thế giới đã lên đến 300 triệu tấn, và nếu quá trình này diễn ra với tốc độ như hiện nay thì tới năm 2050, lượng chất thải nhựa trên biển sẽ vượt cả số lượng cá.

Khoảng 3/4 rác thải nhựa đổ ra biển bắt nguồn từ 10 con sông, chủ yếu ở châu Á. Ví dụ, vào năm ngoái tổng lượng rác thải đổ ra biển từ Thái Lan là gần 3 triệu tấn. Mỗi năm có hơn một triệu con chim biển bị chết do ô nhiễm đại dương, hàng trăm nghìn động vật có vú biển và vô số những loài cá lớn nhỏ khác nhau bị chết trong đại dương do ô nhiễm. LHQ kêu gọi các quốc gia phát triển các biện pháp để giảm khối lượng sản xuất chất dẻo, để giảm sản phẩm túi nhựa dùng 1 lần và giảm đáng kể các sản phẩm nhựa.

TP HCM - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ còn lại gì đến cuối thế kỷ?
Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Philippines là các nước đầu tiên tham gia Hội nghị ở New York cam kết giảm lượng rác thải nhựa trên vùng biển nước. Chính phủ Thái Lan đã phát triển một chương trình 20 năm trong đó bao gồm, đặc biệt, thay thế túi nilon bằng bao bì nhựa phân huỷ sinh học. Indonesia và Philippines đang thảo ra luật hạn chế việc sử dụng bao bì nhựa và áp dụng công nghệ tái chế túi nilon.

Trung tâm Nhiệt đới liên doanh Việt Nam-Nga tại Việt Nam cũng quan tâm nghiên cứu các vấn đề đại dương thế giới. Các nhà khoa học của Trung tâm đã phát triển cái gọi là nhựa sinh học, có khả năng phân rã trong một thời gian ngắn, kể cả phân rã trong nước. Các thử nghiệm đã mang lại những kết quả đầy hứa hẹn đối với các đại dương và hệ sinh vật biển. Các nhân viên của Trung tâm đã tiến tới tìm kiếm khả năng phục hồi san hô. Ngoài ra họ đã phát triển một công nghệ mới về nguyên tắc nuôi giữ san hô trên nền tảng nhân tạo cách đáy biển có vài mét.  

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала