Thực tế buồn: Việt Nam nhập cát từ Campuchia

© Fotolia / Focus FinderОтвал земли
Отвал земли - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Xây dựng Việt Nam lấy ý kiến đề xuất nhập cát từ Campuchia để ổn định cung cầu trong bối cảnh cát tặc, tận thu cát xuất khẩu diễn ra ở nhiều nơi.

Ngày 15/6, nhiều tờ báo đưa tin, Bộ Xây dựng vừa có công văn đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ TNMT cho ý kiến về đề xuất nhập khẩu cát xây dựng nhằm giảm bớt áp lực cân đối cung cầu hiện nay.

Theo đó, thời gian gần đây, Bộ Xây dựng đã nhận được công văn của một số Công ty đề nghị hướng dẫn nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam.

Xét thấy nhu cầu sử dụng cát xây dựng ở một số tỉnh Nam Bộ ngày càng tăng, trong khi nguồn cung ngày càng hạn chế, Bộ Xây dựng đánh giá, việc nhập khẩu cát xây dựng từ Campuchia về Việt Nam sẽ góp phần giảm bớt áp lực cân đối cung cầu cát xây dựng đối với các tỉnh Nam Bộ.

Bộ Xây dựng yêu cầu cát xây dựng khi nhập khẩu phải đáp ứng chất lượng cát xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Đặc biệt, việc xuất nhập khẩu cát xây dựng phải tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và Campuchia, không tái xuất sang nước thứ ba.

Phương nhắn tin đe dọa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhằm mục đích để công ty được phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh này - Sputnik Việt Nam
Vụ nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh: Âm mưu “gắp lửa bỏ tay người”
Nhằm có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ TNMT cho ý kiến về đề xuất việc nhập khẩu cát xây dựng nêu trên của các doanh nghiệp.

Nghịch lý đáng lo

Đề nghị trên của Bộ Xây dựng được đưa ra trong bối cảnh thời gian vừa qua có nhiều lời cảnh báo về việc Việt Nam đối diện với nguy cơ thiếu cát xây dựng.

Số liệu từ Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho thấy, hiện nay nguồn cát được cấp phép khai thác của Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 60-65% nhu cầu của các thành phố lớn. Việt Nam đang phát triển hạ tầng rất nhanh và mạnh nên nhu cầu về nguyên liệu này không ngừng tăng cao.

Với tốc độ xây dựng như hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cho rằng, chỉ chưa đầy 15 năm nữa, nguồn cung cát sẽ cạn kiệt.

Bộ TNMT cũng đưa ra cảnh báo, nếu không quy hoạch và không tìm loại vật liệu khác thay thế thì nguy cơ không còn cát để xây dựng là rất lớn.

Đáng chú ý, theo phản ánh của báo chí, thời gian vừa qua tình trạng cát tặc, cát lậu  tiếp tục xuất hiện tại nhiều địa phương nhưng không được quản lý một cách chặt chẽ. Thậm chí, còn diễn ra tình trạng nhiều doanh nghiệp tiến hành nạo vét, tận thu cát để xuất khẩu nhằm thu chênh lệch.

Thông tin trên báo chí cho biết, từ năm 2016 đến nay, cả nước có hơn 10 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cát nhiễm mặn theo giấy phép của Bộ Xây dựng.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có giấy phép nhưng không làm thủ tục xuất khẩu. Đây là các doanh nghiệp thực hiện dự án nạo vét bằng hình thức xã hội hóa. Tuy nhiên các doanh nghiệp được quyền bán toàn bộ cát thu được để bù chi, sau khi nộp các loại chi phí thì được hưởng phần lợi nhuận thu được.

Phần lớn các dự án nạo vét tận thu có xuất khẩu cát sang Singapore đều tập trung ở vùng biển miền Trung. Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu cát sang Singapore khai báo giá trung bình 1 USD/m3, thậm chí có khai báo chỉ 0,8 và 0,9 USD/m3.

Việc không có một kế hoạch cụ thể, chi tiết trong khai thác, sử dụng cát cũng được nhắc đến là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sạt lở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: Danviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала