Chung dòng sông Mê Kông, chung lịch sử

© AFP 2023 / Alain JocardHun Sen
Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nói rất đúng rằng, vận mệnh Việt Nam-Campuchia không thể tách rời nhau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Hun Sen: Con đường cứu nước của Campuchia không thể thiếu Việt Nam
Hai nước có chung dòng sông Mê Kông, chung lịch sử. Hai nước đã từng kề vai, sát cánh chiến đấu chống thực dân Pháp, quân phiệt Nhật Bản và những kẻ xâm lược Mỹ. Đúng 40 năm trước đây, trên lãnh thổ Việt Nam đã thành lập những đội vũ trang đầu tiên của người Camphuchia để cứu đất nước khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen sang thăm Việt Nam nhân dịp lễ kỷ niệm này, nhấn mạnh: "không có sự giúp đỡ của Việt Nam thì Campuchia không có ngày nay, dứt khoát là thế". Nhà lãnh đạo Campuchia đánh giá cao nhất sự giúp đỡ vô tư của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Pol Pot, hồi sinh mạnh mẽ và xây dựng một xã hội tốt đẹp, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.      

Hai thủ tướng bày tỏ hy vọng rằng, mối quan hệ của Việt Nam và Campuchia mãi mãi xanh tươi,đời đời bền vững.

Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia - Sputnik Việt Nam
Căng thẳng biên giới Việt Nam - Campuchia cần cho ai?

Chuyên gia Nga về khu vực Đông Dương, giáo sự Vladimir Kolotov chân thành hy vọng rằng, phía Campuchia sẽ tập trung mọi nỗ lực để tiếp tục thực hiện các bước theo hướng này. Tất nhiên, ông Kolotov lưu ý, trong quan hệ của bất kỳ hai nước láng giềng đều có những vấn đề phức tạp, phần lớn do lịch sử để lại. Ví dụ, những phần tử  cực đoan của Campuchia đang sống ở Hoa Kỳ hòng tách vùng đồng bằng sông Cửu Long ra khỏi Việt Nam với lý do rằng, một nghìn năm trước, lãnh thổ này là một phần của Vương quốc Kampuchea ở phía Đông. Tuy nhiên, hôm nay nắm quyền ở Hà Nội và Phnom Penh là các lực lượng lành mạnh thực dụng chủ trương duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo tiến bộ và thịnh vượng cho người dân của cả hai nước.

Các nhà phân tích chính trị của Nga lưu ý đến một thực tế rằng, chuyến thăm Việt Nam của ông Hun Sen và những lời tuyên bố về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững có ý nghĩa đặc biệt hơn nữa khi diễn ra trong bối cảnh Campuchia đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội, mà kết quả cuộc bỏ phiếu rất khó để dự đoán.

Hun Sen - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Campuchia phản hồi người Việt trên Facebook về Biển Đông

Trên thực tế, chưa thể khẳng định Đảng Nhân dân cầm quyền, đảng của ông Hun Sen, sẽ giành ưu thế trong cuộc bầu cử, — Giáo sư Dmitry Mosyakov nhận xét. — Ngay từ năm 2015, Đại hội bất thường đảng Nhân dân Campuchia đã nhấn mạnh rằng, nạn tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu, lạm dụng quyền lực, không tuân thủ pháp luật diễn ra khá phổ biến trong cán bộ, đảng viên làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào đảng và gây nghi ngờ về vai trò lãnh đạo của đảng trong nước. Tại Đại hội các đại biểu đã nhấn mạnh rằng, việc thực hiện các cuộc cải cách trong Đảng và xã hội là "một vấn đề sống hay chết".

Tuy nhiên, trong hai năm rưỡi qua, các vấn đề nan giải của đảng vẫn chưa được giải quyết. Chưa có những bước đi thực tế nhằm chấm dứt cuộc đối đầu với phe đối lập. Mặc dù chương trình của phe đối lập chỉ là dân túy và không thực tế, nó thu hút khá nhiều người. Trong tình huống này, một chuyến thăm thành công tới Việt Nam, mà bản thân ông Hun Sen gọi là "chuyến thăm lịch sử", tất nhiên, sẽ làm tăng uy tín của Đảng Nhân dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала