Việt Nam có nên mua tên lửa LORA "phiên bản container"?

© ẢnhTên lửa đạn đạo chiến thuật LORA được phóng đi từ tàu chở container
Tên lửa đạn đạo chiến thuật LORA được phóng đi từ tàu chở container - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) vừa hoàn thành thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo LORA từ tàu hàng trên biển.

LORA (LOng Range Attack) là một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến do Tập đoàn IAI nghiên cứu chế tạo, chính thức đi vào phục vụ từ năm 2007.

Điểm đặc sắc của LORA là nó có quỹ đạo được lập trình với khả năng tự điều chỉnh đường bay nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Tên lửa có chiều dài 4,7 — 5,2 m (tùy phiên bản); đường kính thân 0,62 m; trọng lượng phóng 1.600 — 1.800 kg; mang theo đầu đạn nặng 440 — 600 kg, tầm bắn 250 — 300 km; độ sai số dưới 10 m.

Cuộc thử nghiệm mới đây của Tập đoàn IAI nhằm đánh giá tính năng vận hành của hệ thống vũ khí LORA, khả năng tấn công giai đoạn cuối và độ chính xác của nó. Ở lần bắn này, tên lửa LORA được lắp vào một tàu chở container mà không phải tàu chiến chuyên dụng để khai hỏa.

Hệ thống tên lửa container Club-K của Nga
Hệ thống tên lửa container Club-K của Nga - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa container Club-K của Nga

Ý tưởng này của Israel cũng tương tự như cách người Nga đã làm với Club-K, đó là ngụy trang bệ phóng tên lửa dưới hình thức các container hàng hóa rồi đặt lên tàu vận tải bình thường, bí mật di chuyển đến vị trí tác chiến rồi tung đòn tấn công bất ngờ từ cự ly xa tới 300 km.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, đây có thể coi là một kịch bản tập kích hoàn hảo, đối phương sẽ bị bất ngờ mà không thể đưa ra phương án đối phó thích hợp. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì nó cũng tồn tại nhược điểm khá lớn.

Do tầm bắn chỉ đạt 250 — 300 km (tùy thuộc trọng lượng đầu đạn mang theo), cho nên tàu hàng mang bệ phóng LORA sẽ phải áp sát bờ biển kẻ địch, tất yếu sẽ dẫn tới nghi ngờ vì sao một con tàu chở container lại dám ung dung đi vào khu vực đang có chiến sự, rất dễ bị đối phương theo dõi từ xa và "bắt sống".

Tiếp theo, với tầm bắn tương đương, khác hẳn tàu ngầm có thể tung đòn tấn công gần như tuyệt đối bí mật thông qua Club-S rồi rút lui an toàn, tàu hàng mang tên lửa LORA sau khi phóng đạn chắc chắn bị lộ vị trí, nó sẽ không thể sống sót khi bị tàu chiến hay máy bay địch "truy sát".

Cuối cùng, nếu đặt giả thiết là cuộc tập kích thành công thì lợi ích thu lại liệu có bù đắp được những hậu quả sau này, khi mà đối phương lợi dụng việc bị đánh bất ngờ bằng tàu ngụy trang để tiến hành cuộc tấn công trả đũa trên diện rộng, nhằm vào bất kỳ mục tiêu dân sự nào của phía bên kia mà không sợ bị mang tiếng.

Với những ưu và nhược điểm kể trên, nếu được Tập đoàn IAI của Israel chào hàng tên lửa đạn đạo LORA "phiên bản container" thì đối tác của họ nên cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала