Liệu Việt Nam có theo Nga chọn Kalibr làm tên lửa chống hạm chủ lực?

© Ảnh : datvietTàu tên lửa Molniya 1241.8 số hiệu 376 của Hải quân nhân dân Việt Nam
Tàu tên lửa Molniya 1241.8 số hiệu 376 của Hải quân nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam sẽ chọn Yakhont hay tiến thẳng lên Kalibr khi có thể đóng tiếp 4 tàu Molniya 1241.8?

Tàu tên lửa lớp Molniya thực hiện bắn pháo - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ tự đóng 4 tàu Molniya mang tên lửa Yakhont?
Nhiều ý kiến cho rằng, Molniya 1241.8 thế hệ tiếp theo của Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm Yakhont thay cho Kh-35 Uran-E.

Đầu tiên phải nhìn nhận rằng Yakhont là loại tên lửa áp dụng công nghệ "cổ" hơn Kalibr, nó là bước chuyển tiếp giữa những tên lửa hành trình đối hạm siêu âm thế hệ cũ có kích thước đồ sộ, diện tích phản xạ radar và mức độ bộc lộ hồng ngoại lớn, cũng như khả năng thao diễn kém sang thiết kế mới ưu việt hơn. Trang bị động cơ phản lực dòng thẳng, Yakhont không có chế độ bay linh hoạt ở các dải tốc độ khác nhau như Kalibr. Do vậy muốn đạt tầm bắn tối đa 300 km thì tên lửa phải leo tới độ cao 14.000 m (dưới thấp mật độ không khí dày đặc gây sức cản lớn sẽ làm cho tên lửa tiêu hao nhiên liệu rất nhanh). Còn nếu áp dụng quỹ đạo bay thấp — thấp ngay từ đầu, tầm bắn của Yakhont chỉ đạt 120 km, thậm chí trong điều kiện tác chiến thực tế cự ly này sẽ còn ngắn hơn rất nhiều.

So sánh với Yakhont, tên lửa Kalibr nhờ động cơ phản lực 2 chế độ mà nó có khả năng bay bám biển ở tốc độ cận âm trong giai đoạn đầu, khiến đối phương gần như không thể phát hiện.

Tàu tên lửa lớp Molniya - Sputnik Việt Nam
Molniya Việt Nam lọt top tàu FAC nguy hiểm nhất châu Á
Tới giai đoạn tiếp cận mục tiêu, động cơ sẽ bật tăng lực, đẩy vận tốc lên tới Mach 2,9. Sự thay đổi đột ngột này khiến hệ thống phòng không trên chiến hạm không kịp thay đổi trạng thái để phản ứng.

Do phần lớn thời gian bay cận âm dẫn tới tiết kiệm được lượng nhiên liệu mang theo, khiến tên lửa Kalibr có kích thước nhỏ gọn, diện tích phản xạ radar và mức độ bộc lộ hồng ngoại đều nhỏ hơn Yakhont vì hạn chế được ma sát với không khí.

Ngoài ra tên lửa Kalibr còn đang có mặt trên tàu ngầm Kilo 636, tương lai sẽ là tàu hộ vệ Gepard 3.9, trong khi đó Yakhont mới chỉ trang bị cho hệ thống tên lửa bờ K-300P Bastion-P.  Việc lựa chọn Kalibr cho tàu Molniya đóng mới còn tạo thuận lợi cho công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật sau này.

Cuối cùng, thực tế trong Hải quân Nga, Kalibr đã được lựa chọn làm tên lửa chống hạm chủ lực của cả chiến hạm cũng như hệ thống phòng thủ bờ biển tương lai, trong khi Yakhont thì rất hạn chế. Với chính sách đi tắt đón đầu, việc trang bị tên lửa Kalibr cho Molniya 1241.8 sắp đóng được cho rằng sẽ hợp lý hơn là Yakhont.


Nguồn: Datviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала