Việt Nam sở hữu một trong những hệ thống tên lửa đạn đạo mạnh nhất khu vực Đông Nam Á?

© Ảnh : QĐND Tên lửa đạn đạo Scud Việt Nam.
Tên lửa đạn đạo Scud Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với việc cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16, hệ thống tên lửa đạn đạo Scud của Việt Nam mang diện mạo và sức mạnh mới.

Theo báo QĐND Online, gói nâng cấp tên lửa Scud thuộc "Đề tài nghiên cứu cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 của tên lửa 8K14E thuộc tổ hợp tên lửa đất đối đất R-17E" do Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Tên lửa-Khí tài đặc chủng làm chủ nhiệm đã kết thúc vào cuối năm 2016.

Đề tài được Hội đồng Khoa học-Công nghệ Bộ Quốc phòng tiến hành nghiệm thu ở các cấp theo trình tự. Tổ hợp R-17E chính là tên gọi khác của hệ thống Scud. Theo Đại tá Nguyễn Thanh Bình, đề tài cấp Bộ Quốc phòng này được mở từ tháng 4/2015, xuất phát từ nhu cầu bảo đảm vật tư kỹ thuật cho các đơn vị tên lửa pháo binh.

Hiện nay, các linh kiện phục vụ bảo đảm kỹ thuật, thay thế cho tên lửa khan hiếm, hoặc không nhập khẩu được. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là cải tiến 2 khối của hộp chuyển mạch 1SB-16 lắp lên tên lửa huấn luyện thay thế cho khối cũ.

Xây dựng bộ tài liệu công nghệ cải tiến hộp 1SB-16 của tên lửa 8K14E trên cơ sở ứng dụng công nghệ FPGA và linh kiện tích hợp. Việc cải tiến hộp chuyển mạch 1SB-16 ứng dụng công nghệ, linh kiện mới thay thế theo tỷ lệ 1:1 với khối cũ để duy trì hệ số kỹ thuật của khí tài tên lửa R-17E.

Đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B) của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tên lửa đạn đạo Việt Nam sở hữu nguy hiểm cỡ nào?

Đề tài còn đề xuất thực hiện thiết kế, chế tạo giá đo chuyên dụng để đo các tham số của các cụm linh kiện thành phần trong khối và tham số tổng hợp của cả hộp chuyển mạch 1SB-16 nguyên bản và cải tiến.

Đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Sản phẩm là hộp chuyển mạch 1SB-16 đã được cải tiến với những linh kiện mới, dễ tìm ở trong nước, thay thế các linh kiện cũ, khan hiếm, cùng thiết bị kiểm tra tên lửa đồng bộ, Đại tá Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Sau cải tiến đã thử nghiệm trên khí tài, khai thác trong điều kiện đơn vị. Sản phẩm có tính mở và phát triển để tiếp tục cải tiến, nâng cấp. Kết quả đề tài đã góp phần nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong công tác huấn luyện, bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị trang bị tên lửa pháo binh.

Tên lửa Scud B có chiều dài 11,25m, đường kính thân 0,88m, trọng lượng phóng 5,9 tấn. Với đầu đạn thuốc nổ, tốc độ va chạm 1,4km/s sẽ tạo ra hố sâu 1,5-4m, rộng 12m. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu lỏng Isayev RD-21. Có thể nói, với những cải tiến nâng cấp mới này, Việt Nam đang sở hữu một trong những tên lửa phòng không mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Nguồn: Báo Đất Việt

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала