Cuộc tập trận Malabar: "Chúng ta kết bạn để chống ai?"

© Sputnik / Vitaliy AnkovВоеннослужащие ВС Индии на церемонии открытия Российско-индийских учений "Индра-2016"
Военнослужащие ВС Индии на церемонии открытия Российско-индийских учений Индра-2016 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đang chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân quy mô lớn "Malabar" trong vịnh Bengal, sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng Bảy.

Mục đích của hoạt động này là chống cướp biển và chống khủng bố. Nhưng tất nhiên, điều này chỉ là "tấm bình phong" mà thôi…

Cuộc tập trận Mỹ-Ấn được tiến hành thường niên kể từ năm 2002, — Phó Giám đốc Viện Á-Phi, trực thuộc Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, ông Andrei Karneev viết trong bài bình luận dành cho "Sputnik". — Đôi khi cuộc tập trận này có sự tham gia của Singapore và Australia. Kể từ năm 2015, hoạt động này có sự tham gia thường xuyên của Nhật Bản. Không khó để đoán rằng điều đó đã tăng cường xu hướng chống Trung Quốc của cuộc tập trận, trong  bối cảnh các vấn đề lãnh thổ tồn tại giữa New Delhi và Tokyo với Bắc Kinh, cũng như những nỗ lực của Washington trong việc tích cực can thiệp vào tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Năm nay, cuộc tập trận kéo dài mười ngày sẽ có khoảng 15 tàu chiến tham gia, trong đó có tàu sân bay Ấn Độ "Vikramaditya", hàng không mẫu hạm hạt nhân của Mỹ "Nimitz" và tàu sân bay trực thăng Nhật Bản "Izumo", cùng các tàu ngầm. Sẽ có sự tham gia của không quân. Sử dụng lực lương hùng hậu như vậy cho cuộc chiến chống cướp biển rõ ràng là quá mức…

Trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi, Bắc Kinh đang giám sát chặt chẽ sự hợp tác quân sự của New Delhi với các đối thủ quân sự-chính trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giữa Bắc Kinh và New Delhi tiếp tục diễn ra sự mất lòng tin chiến lược. Với tham vọng của Trung Quốc trở thành một cường quốc đại dương mạnh mẽ, Bắc Kinh hoàn toàn không thể chấp nhận sự gia tăng ảnh hưởng của hải quân Ấn Độ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nói thêm là ngày nay, tiềm năng hải quân của Ấn Độ có thể sánh ngang với Trung Quốc, về một số khía cạnh còn vượt trội so với Hải quân Trung Quốc.

Nếu sau cuộc tập trận "Malabar" là hợp tác chiến lược lâu dài trong định dạng Ấn Độ-Mỹ-Nhật Bản, điều này có nghĩa là vị trí của Trung Quốc trong khu vực sẽ suy yếu đáng kể.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала