Vì sao Việt Nam không cần đa đảng?

© AP Photo / KhamQuân nhân trên nền cờ Đảng Cộng sản Việt Nam
Quân nhân trên nền cờ Đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy?

Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - Sputnik Việt Nam
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam giải thích điều gì cho người dân Nga
Cho đến nay, chúng ta không lạ gì chiêu bài "đa nguyên, đa đảng", một âm mưu, thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình'' của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhằm lý giải, cổ súy cho luận điệu "đa nguyên, đa đảng", các thế lực thù địch cho rằng, đa nguyên, đa đảng mới bảo đảm dân chủ rộng rãi trong xã hội, còn chế độ chính trị một đảng là đối lập với dân chủ, rằng muốn thực hiện dân chủ nhất thiết phải chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Sự thực có phải như vậy?

Đại hội lần thứ XII của đảng Cộng sản Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Triển vọng của Việt Nam sau Đại hội ĐCS XII: Cái nhìn từ nước Nga
Chúng ta biết rằng, đa nguyên chính trị là khuynh hướng xã hội học — triết học, xuất phát từ học thuyết tuyệt đối hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, các đảng phái và các tổ chức chính trị khác nhau trong xã hội, xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỉ 18, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp tiến bộ trong việc đấu tranh chống lại sự độc quyền chân lí, bảo vệ sự đa dạng và quyền bình đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, chống lại sự hình thành các nhóm đa số chèn ép các nhóm thiểu số, phát triển quyền tự do dân chủ trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, khi các tổ chức độc quyền tư bản xuất hiện, thì đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh tranh giữa các nhóm, các tổ chức độc quyền tư bản có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong "dân chủ" che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội do các tổ chức độc quyền tư bản lũng đoạn.

Chúng ta hãy nghe người dân Mỹ nói gì về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ. Thomas A.Hutching — cựu chiến binh, công dân Mỹ, phân tích sự thật về chế độ đa nguyên, đa đảng ở nước Mỹ đã chỉ ra rằng, Chính phủ Mỹ bị chi phối bởi hai đảng: Dân chủ và Cộng hòa, song cả hai đảng này đều được tài trợ bởi cùng những tập đoàn kinh tế, và họ đều bỏ phiếu ủng hộ cho cùng luật pháp bảo vệ các tập đoàn kinh tế và làm thiệt hại lợi ích nhân dân. Ông cũng cho rằng, đa đảng ở nước Mỹ cũng không mang lại dân chủ, một thực tế là, hệ thống hai đảng ở nước Mỹ loại trừ bất kỳ tiếng nói của một quan điểm thiểu số nào, thậm chí họ cố tình loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Cuối cùng ông đi đến kết luận: "Ở nước Mỹ, mẫu hình dân chủ đa đảng đã và đang không thể phục vụ nhân dân";  "Buồn thay, nước Mỹ đã không thể trở thành tiêu chuẩn mẫu mực về luân thường đạo lý trên thế giới. Hệ thống đa nguyên, đa đảng đang thất bại ở nước Mỹ và đang thất bại cả trên thế giới"[1].

Như vậy là vấn đề đã rõ, đa nguyên, đa đảng trong chế độ tư bản, dựa trên quan hệ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chỉ mang lại dân chủ cho thiểu số giai cấp bóc lột, không mang lại dân chủ đầy đủ và rộng rãi cho quần chúng nhân dân lao động, nên không thể là hình mẫu lý tưởng, giá trị chung mà có thể  áp đặt cho các nước. Ngược lại, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, như ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chế độ một đảng cũng không triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.

Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đó cũng là ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Điều đó bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ rộng rãi trong Đảng. Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò lãnh đạo xã hội bằng nghị quyết, thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Trong quá trình xác định đường lối, chủ trương chính sách, Đảng lấy ý kiến dân chủ rộng rãi trong xã hội. Khi mà mọi tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đều có thể đóng góp với Đảng, phản biện cho Đảng, thì không thể nói là triệt tiêu dân chủ. Việc còn để xẩy ra tình trạng thiếu dân chủ ở chỗ này, chỗ khác đó chỉ là những hạn chế, thiếu sót cụ thể trong quá trình thực hiện dân chủ, chứ không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Ông Hoàng Bình Quân, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và bà Edelgard Bulmahn, thành viên Đảng Dân chủ Xã hội Đức, Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức, chụp ảnh lưu niệm. - Sputnik Việt Nam
Cơ hội và thách thức nào dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Dân chủ Xã hội Đức?
Thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã chứng tỏ rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ có khả năng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giành độc lập dân tộc, mà còn có khả năng lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước trên con đường đi tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Hiện nay, ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam không phủ nhận quá trình đa dạng hoá sự phát triển của xã hội, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với đa dạng hóa hình thức sở hữu (sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sỡ hữu hỗn hợp),… Tuy nhiên, Việt Nam không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, còn bởi vì, đa nguyên, đa đảng còn là thủ đoạn thâm hiểm trong chiến lược "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.

Ngay từ khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, thuyết đa nguyên chính trị, đa đảng đã trở thành công cụ tư tưởng để giai cấp tư sản chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô chính phủ nhằm chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng và các tổ chức chính trị đối lập nhằm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, từng bước đẩy đảng cộng sản ra khỏi vị trí lãnh đạo xã hội, đòi xây dựng nhà nước theo hình mẫu pháp quyền tư sản — bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất cả các nhóm và các đảng phái đối lập nhau, nhưng thực chất là đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản.

Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa - Sputnik Việt Nam
Nóng: Việt Nam xem xét kỷ luật Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa
Đặc biệt là, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thì chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Âm mưu đa nguyên, đa đảng đối với Việt Nam, của chúng là nhằm mục đích làm mất ổn định chính trị xã hội, tạo ra những điều kiện để thủ tiêu quyền lãnh đạo đối với xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và các thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam tốn bao xương máu mới giành được, dọn đường cho các tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai hoạt động hợp pháp, công khai chống Đảng Cộng sản, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hãy thử hình dung điều gì sẽ xẩy ra khi Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng. Dưới sự bảo trợ, dung túng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, chắc chắn rằng nhiều tổ chức, đảng phái chính trị phản động, tay sai của chúng sẽ đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Lúc đó bức tranh chính trị ở Việt Nam sẽ hoàn toàn khác hiện nay, đất nước sẽ rơi vào tình trạnh hỗn loạn, cản trở sự phát triển của dân tộc. Sự mất ổn định về chính trị luôn diễn ra ở nhiều nước thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, như: Philippine, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Myanmar,…mấy chục năm vừa qua và đến nay vẫn tiềm ẩn khả năng khủng khoảng, mất ổn định về chính trị là bài học còn nguyên tính thời sự.

Như vậy là, lý do trả lời cho vấn đề Việt Nam không cần có đa đảng là đã rõ, chắc chắn rằng, âm mưu, thủ đoạn "đa nguyên, đa đảng" của các thế lực thù địch sẽ hoàn toàn thất bại.

Chú thích: [1] Theo Báo Sài gòn giải phóng (18/9/2006)

Nguồn: Báo điện tử Tổ Quốc của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала