Yak-152 - "chiếc bàn học sinh biết bay" của thế kỷ XXI

© Sputnik / Evgeniy Odinokov  / Chuyển đến kho ảnhYak-152
Yak-152 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phi công chuyên nghiệp là một nghề không đơn giản,đòi hỏi nhiều thời gian trau dồi kỹ năng tay nghề, với phương pháp "đi từ đơn giản đến phức tạp".Chiếc máy bay đầu tiên mà các phi công tương lai điều khiển dưới sự hướng dẫn của giảng viên có kinh nghiệm thường trang bị động cơ nhẹ,tốc độ tương đối thấp,chẳng khác gì "chiếc bàn học sinh biết bay".

Công ty Yakovlev là nhà sản xuất máy bay huấn luyện đầu tiên ở Nga. Những chiếc Yak-18, rồi đến Yak-50 và Yak-52/54 đã và đang được tích cực khai thác ở nhiều nước. Chẳng có gì bí mật là học viên các trường bay của Việt Nam đang luyện tập "giữ độ cao" trên các Yak-52. Tuy nhiên, những cỗ máy dù rất đáng tin cậy này cũng đến lúc cần thay thế.

Máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi với động cơ piston Yak-152 đã được giới thiệu tại Hội chợ hàng không vũ trụ MAKS vừa qua. Đằng sau bề ngoài cũ kỹ là một cỗ máy siêu hiện đại, độ tin cậy cực cao và dễ điều khiển, mở đường cho các phi công tương lai đến với các chiến đấu cơ siêu âm hay những phi cơ dân sự đồ sộ. Sputnik đã đề nghị Đại tá Makar Aksenenko, một chuyên viên hàng không và phi công giàu kinh nghiệm cho ý kiến ​​về Yakovlev máy bay huấn luyện mới của hãng Yakovlev:

Mig-35 - Sputnik Việt Nam
Những gì sẽ gây ngạc nhiên ở MAKS-2017?

"Đây là phiên bản mới nhất của Nga dành cho việc đào tạo giai đoạn đầu đối với các phi công thể thao cũng như học viên trường bay quân sự và dân sự. Máy bay vừa duy trì những sáng chế truyền thống của Cục Thiết kế Yakovlev trong phân khúc máy bay "hạng nhẹ", vừa khai thác các cách tiếp cận mới về hệ thống điện tử, tiết kiệm hàng không (tiêu chí "hiệu quả và chi phí" hiện được đưa lên hàng đầu), đồng thời không bỏ qua loạt yêu cầu hiện đại đối với thiết bị đào tạo tổ bay. Đơn đặt hàng lớn của chính phủ (gần 200 chiếc) mà công ty Yakovlev nhận được chứng tỏ nhu cầu rất cao của loại máy bay này. Một số nước có truyền thống sử dụng thiết bị của Nga đã bày tỏ sự quan tâm đến "chiếc bàn học sinh biết bay" mới. Tôi tin rằng Yak-152 sẽ sớm được đưa vào hệ thống đào tạo phi công và giành vị trí xứng đáng giữa các máy bay huấn luyện đào tạo."

© Sputnik / Smitriy ShorkovYak-152
Yak-152 - Sputnik Việt Nam
Yak-152

Một "điểm nhấn" của Yak-152 là động cơ diesel. Đây không là trường hợp đầu tiên trong lịch sử ngành hàng không thế giới. Tuy nhiên, loại động cơ này vẫn là khá hiếm. Vì sao động cơ diesel được đưa vào máy bay huấn luyện hiện đại của Nga?

"Trên thế giới đã có những ví dụ về lắp đặt động cơ diesel cho máy bay huấn luyện, — ông Makar Aksenenko cho biết. — Ví dụ, để đào tạo phi công dân dụng ở Nga và nước ngoài người ta sử dụng máy bay Diamond DA-42 của Áo với hai động cơ diesel, một kết hợp thành công giữa đơn giản vận hành, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí nhiên liệu. Vì vậy, động cơ diesel trên Yak-152 là bước làm phù hợp qui luật của nhà thiết kế. Động cơ đáng tin cậy, nhiên liệu máy bay thông thường, những tính năng khỏe và tiết kiệm. Khai thác một máy bay như vậy sẽ hấp dẫn hơn nhiều vì không đòi hỏi nhiên liệu xăng hàng không rất tốn kém. Ngoài ra là các yếu tố như giảm nguy hiểm cháy của diesel cũng đáng được tính đến. Yak-152 sẽ là máy bay tiết kiệm trong khai thác."

© Sputnik / Evgeniy Odinokov / Chuyển đến kho ảnhYak-152
Yak-152 - Sputnik Việt Nam
Yak-152
© Sputnik / Evgeniy Odinokov / Chuyển đến kho ảnhYak-152
Yak-152 - Sputnik Việt Nam
Yak-152

Một điểm đặc biệt của máy bay huấn luyện mới là ghế phóng cho cả hai phi công. Làn đầu tiên ghế phóng được đưa vào máy bay động cơ nhỏ.

"Điều này cải thiện đáng kể sự an toàn trong hoạt động huấn luyện, — chuyên gia nhận xét. — Nhưng ngoài ghế phóng, Yak-152 còn áp dụng các hệ thống điện tử kỹ thuật số hiện đại. Hệ thống điện tử và các hệ thống quan trọng khác trên máy bay có đươc thiết kế cài đặt ba lần loại trừ mọi khả năng từ chối hoạt động! Các hệ thống hiện đại biến Yak-152 thành một "bậc thang đầu tiên" thực sự để đào tạo phi công và giúp họ dễ dàng chuyển sang máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực Yak-130. Cả hai đều là sản phẩm của cùng một hãng, có thể nói được làm ra với cùng một "hệ ý tưởng công nghệ", trong cách tiếp cận thống nhất về thiết kế và bố trí. Do đó, có thể duy trì một tiêu chuẩn chung cho phương pháp giảng dạy kỹ năng trên cả hai máy bay. Theo như tôi biết, thiết bị mô phỏng huấn luyện Yak-152 cũng đã được thiết kế, hứa hẹn đơn giản hóa nhiệm vụ của các học viên nắm bắt điều khiển chiếc máy bay thật đầu tiên của họ," — ông Makar Aksenenko kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала