Các sếp lớn của BIDV vướng vòng lao lý

© Ảnh : Ngô TrungNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sếp và nhân viên ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định bị khởi tố vì "đại án" Phạm Công Danh. Không ít sếp của ngân hàng này cũng vướng vòng lao lý.

Vụ Phạm Công Danh: Một phó giám đốc và 2 cán bộ Ngân hàng BIDV bị khởi tố

Phạm Công Danh đang phải thụ án 30 năm tù trong vụ án trước đó khi gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng - Sputnik Việt Nam
Phạm Công Danh biến bảo vệ thành giám đốc rút tiền tỷ như thế nào?
Hàng loạt cán bộ cấp cao của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý nhất, trong ngày 3/8, đã có một PGĐ và 2 cán bộ của ngân hàng này đã bị khởi tố vì có liên quan đến "đại án" Phạm Công Danh(nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam — VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) tại ngân hàng VNCB.

Thông tin mới nhất, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an cho biết đến nay đã khởi tố thêm 25 bị can, bắt tạm giam 16 người có liên quan đến vụ án xảy ra tại ngân hàng VNCB. Trong đó có 3 người nguyên là cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Gia Định.

Cụ thể, C46 đã khởi tố ông Hoàng Long Hà (phó giám đốc ngân hàng BIDV — chi nhánh Gia Định), Nguyễn Ngọc Sơn (trưởng phòng khách hàng BIDV) và Nguyễn Vũ Bảo (cán bộ phòng khách hàng BIDV) về cáo buộc gây thất thoát 1.170 tỉ đồng cho ngân hàng này.

Cơ quan điều tra xác định các lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng BIDV Chi nhánh Gia Định này đã giúp cho Phạm Công Danh trong vụ ông Danh gửi hơn 3.000 tỉ đồng qua BIDV bằng hồ sơ vay vốn khống. Trong thương vụ này, ngân hàng BIDV bị thiệt hại 1.170 tỉ đồng.

Cụ thể, Phạm Công Danh chỉ đạo đồng phạm lập hồ sơ vay vốn khống (với số tiền 4.700 tỉ đồng) để thực hiện đề án tăng vốn điều lệ cho VNCB từ 3.000 tỉ đồng lên 4.700 tỉ đồng… bằng cách gửi tiền sang BIDV hơn 3.000 tỉ đồng để cầm cố bảo lãnh và trả nợ các khoản vay của 12 công ty do bị can Danh lập. Hành vi này gây thiệt hại hơn 2.550 tỉ đồng của VNCB.

Về cách thức triển khai Phạm Công Danh cho vay, thông tin trên Người lao động đưa, theo điều tra, ngày 7/10/2013, sau khi nhận được công văn từ Hội sở BIDV, ông Văn Đình Hải (nguyên giám đốc BIDV Gia Định) đã giao cho Nguyễn Ngọc Sơn (nguyên trưởng phòng khách hàng) thực hiện hồ sơ vay vốn cho 3 doanh nghiệp. Từ đây, Sơn giao lại cho Nguyễn Vũ Bảo và 2 cán bộ cấp dưới thực hiện rồi trình cho ông Hoàng Long Hà (phó giám đốc BIDV Gia Định) phê duyệt.

Sacombank - Sputnik Việt Nam
Sai phạm nghiêm trọng mới vụ đại án Phạm Công Danh
Ngày 22/10/2013, ông Hà ký hợp đồng cho 3 doanh nghiệp trên vay 1.170 tỉ đồng với mục đích bổ sung vốn lưu động thanh toán đợt 1 để mua vật liệu trong thời hạn 6 tháng, lãi suất 13%. Với số tiền này, 3 doanh nghiệp đã tất toán khoản vay bằng số tiền đảm bảo tiền gửi của VNCB tại BIDV, giống cách thức Phạm Công Danh vay vốn tại Sacombank… Ông Hà và cấp dưới bị cáo buộc gây thất thoát cho BIDV số tiền 1.170 tỉ đồng.

Quá trình điều tra, Bộ Công an xác định những công ty do Danh thành lập đều không hoạt động, người đứng tên đều là bảo vệ, nhân viên tiếp thị…

Cho tới nay, cơ quan tố tụng mới xác nhận đã khởi tố 3 bị can đã nêu trong nhóm các lãnh đạo, cán bộ của BIDV. Vụ án vẫn đang tiếp tục được điều tra

Cán bộ ngân hàng BIDV tiếp tay cho lừa đảo

Ngày 12/1/2016, hai cán bộ chủ chốt của ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn có tên Nguyễn Thái Hà (nguyên trưởng phòng khách hàng) và Hoàng Thị Bích Hồng (nguyên cán bộ tín dụng) cũng đã bị bắt để điều tra về việc vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng.

Ông Thiện giám đốc công ty Thiện Linh đã vay vốn ngân hàng để thực hiện dư án khu trung tâm thương mại và siêu thị tại cửa khẩu Mộc Bài. Tuy nhiên, do công ty làm ăn thua lỗ cho nên người đàn ông này đã thành lập 2 doanh nghiệp con sau đó tạo hồ sơ khống, hồ sơ giả để 2 công ty này tiếp tục vay vốn ngân hàng. Nhờ 2 cán bộ ngân hàng BIDV kiểm duyệt hồ sơ và tiếp nhận mà ông này đã vay trót lọt đến 21 tỷ đồng.

Nhận tiền "lót tay", nguyên Phó Tổng giám đốc BIDV vào tù

Không ít lần uy tín, hình ảnh của ngân hàng BIDV bị ảnh hưởng khi các sếp lớn và nhân viên của hệ thống có hành vi sai phạm. 

Tháng 5/2012, dư luận xôn xao về vụ việc Đoàn Tiến Dũng (SN 1956, trú tại quận Lê Chân, TP Hải Phòng) — cựu Phó Tổng Giám đốc BIDV mức án 15 năm tù giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Theo cáo trạng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, Đoàn Tiến Dũng nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã ép doanh nghiệp phải đưa tiền "bôi trơn", sau đó mới chỉ đạo cấp dưới giải ngân.

Tại thời điểm bị bắt quả tang nhận tiền doanh nghiệp, kiểm tra chiếc túi Đoàn Tiến Dũng, lực lượng công an kiểm đếm được số tiền 1 tỷ đồng. Trong chiếc cặp xách của ông ta, cơ quan điều tra phát hiện khoảng hơn chục chiếc phong bì, bên trong có nhiều tiền USD và VNĐ.

© Ảnh : ANTĐBị cáo Đoàn Tiến Dũng (bên trái)
Bị cáo Đoàn Tiến Dũng (bên trái) - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Đoàn Tiến Dũng (bên trái)

Vụ án này còn có sự giúp sức của Trần Thị Thanh Bình — nguyên Phó Giám đốc BIDV Hải Phòng. Bị cáo Bình đã bị phạt 6 năm tù.

Nguồn: Kiến Thức

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала