Tài sản "siêu khủng" của bà Hồ Thị Kim Thoa do đâu mà có?

© Ảnh : moit.gov.vnThứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị kết luận nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa bị kết luận nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với trị giá cổ phiếu DQC và RDP của gia đình bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công thương - trên sàn chứng khoán, ước chừng sở hữu gần 1.000 tỷ đồng trong đó bà Thoa đứng tên sở hữu 78 tỷ đồng.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận và đề xuất xử lý kỷ luật, cách chức đối với Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nếu Ban Bí thư Trung ương đồng ý với đề xuất của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thì các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục các bước xử lý đối với Thứ trưởng Thoa. - Sputnik Việt Nam
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa không được phép nghỉ việc
Về khối tài sản khổng lồ trên của gia đình bà Thoa, công luận muốn biết: Bằng cách nào bà Thoa và gia đình có được số tài sản đó? Cách kiếm tiền này của bà Thoa và gia đình có hợp pháp hay không? Nguồn gốc số tài sản đó từ đâu?

Khối tài sản "khủng" gần nghìn tỷ đồng

Nhìn lại điểm xuất phát của gia đình bà Thoa, toàn bộ gia đình bố, mẹ, cá nhân bà Thoa, hai em ruột và hai con đều là viên chức, công chức, học sinh trưởng thành vào DN Nhà nước (DNNN). Qua tìm hiểu cả gia đình bà Thoa xuất thân từ công chức, trước thời điểm là lãnh đạo Công ty Bóng đèn Điện Quang (sau đây gọi là Công ty Điện Quang) không có tài sản gì là lớn, khối tài sản khủng này đối với gia đình công chức như bà Thoa, chỉ được hình thành trong thời gian nắm giữ chức quyền.

Tháng 4/2000, khi làm Tổng giám đốc Công ty Điện Quang, bà Thoa trực tiếp thực hiện tiến trình cổ phần hóa (CPH) Công ty Điện Quang. Ngày 31/12/2003, giá trị sổ sách để CPH của Công ty Điện Quang là 245 tỷ đồng. Nhưng theo QĐ số 127 ngày 10/11/2004 do Thứ Trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu ký chuyển Công ty Điện Quang thành CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC), vốn điều lệ chỉ là 23,5 tỷ; đồng thời tại thời điểm này Công ty Điện Quang còn được xóa khoản lỗ kinh doanh trên 28 tỷ để thực hiện CPH.

Tháng 2/2005, Công ty Điện Quang CPH, bà Hồ Kim Thoa giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DQC. Số cổ phần bà Thoa nắm giữ tăng qua các năm: Năm 2007: 670.000 CP, giá trị 6,7 tỷ đồng; năm 2008: 736.420 CP, giá trị 12,15 tỷ đồng; 2009: 858.000 CP, giá trị 33 tỷ đồng; năm 2010, khi giữ chức Thứ trưởng 1.160.000 CP, giá trị 45 tỷ đồng; năm 2016: 1.686.415 CP, giá trị 100 tỷ đồng. Ngoài ra, bà Thoa còn nắm giữ 7.919 CP tại CTCP nhựa Rạng Đông (RDP).

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa - Sputnik Việt Nam
Dù xin thôi việc Thứ trưởng Thoa vẫn phải chờ thi hành kỷ luật
Trong quá trình giữ chức quyền tại DQC để tăng cổ phần bà Thoa đã dùng những thủ thuật, chiêu trò nâng vốn điều lệ bằng: Trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc thưởng cổ phiếu, đồng thời mua thêm hàng trăm nghìn CP trong các phiên giao dịch trên sàn chứng khoán. Ví dụ: ngày 13/8/2008 mua thêm 200.000 CP DQC, ngày 11/11/2008 mua thêm 62.200 CP DCQ.

Về vấn đề này cơ quan chức năng đã chỉ rõ, bà Thoa mua cổ phần vượt mức quy định; chuyển nhượng cổ phần không đúng quy định của điều lệ của công ty.Hoặc vụ chuyển nhượng CP đáng chú ý tại Điện Quang. Ngày 15/9/2014, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn (SCIC) ra thông báo đã bán toàn bộ 3,9 triệu CP với số tiền 179 tỷ đồng và hoàn tất việc thoái vốn tại DQC.

Tài sản Nhà nước bị "hô biến" thành "tài sản gia đình

Đặc biệt là quá trình thoái vốn theo hình thức thỏa thuận, chứ không đấu giá công khai. Đáng chú ý, cá nhân đã mua lại 1.170.000 CP DQC trên tổng số 3,9 triệu CP từ SCIC chính là ông Hồ Đức Dũng, con trai ông Hồ Đức Lam anh ruột của ông Hồ Quỳnh Hưng — Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Điện Quang tại thời điểm đó và đến hiện nay. Cá nhân ông Hưng thời điểm đó nắm giữ tổng cộng 597.792 CP DQC.

Đúng một năm sau, ngày 15/9/2015 ông Hồ Đức Dũng bán ra 1,5 triệu CP DQC với tổng số tiền 83,25 tỷ đồng. Cùng thời điểm, theo thông tin từ HOSE, ông Hồ Quỳnh Hưng cũng đăng ký mua vào theo hình thức thỏa thuận cũng chính 1,5 triệu CP trên. Sau cú giao dịch này, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DQC của ông Hưng nâng lên 2.289.085 CP, tương ứng sở hữu 7,1% vốn điều lệ DQC.

Con gái lớn Nguyễn Thái Nga bắt đầu đi làm từ năm 2012, năm 2012 sở hữu 1.787.343 CP. Con gái thứ của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê năm 2012 khi còn đang du học cũng đã mua 1.316.590 CP DQC. Còn tại RDP ông Hồ Đức Lam, em trai bà Thoa là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc hiện nắm giữ 16.417.686 triệu CP, chiếm 64,74% vốn điều lệ RDP; Hồ Phi Hải — con trai ông Hồ Đức Lam nắm giữ 1.129.802 CP, chiếm 4.94% vốn điều lệ RDP.Đặc biệt khi SCIC thoái vốn Nhà Nước tại RDP, tháng 7/2015 qua giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận, ông Lam đã chi 115 tỷ đồng mua toàn bộ 5.770.000 CP, nâng tỷ lệ nắm giữ CP từ 24,26% lên 64,74% vốn điều lệ RDP.

Như vậy, chỉ riêng tài sản cổ phiếu mà tập đoàn gia đình bà Thoa có được tại 2 công ty vốn là DNNN nay chuyển sang CP đã tới khoảng 1.000 tỷ đồng, tài sản này được hình thành khi những người trong gia đình được Nhà nước giao trách nhiệm tiến hành quá trình CPH và đại diện vốn Nhà nước sau CPH.Vấn đề đặt ra ở đây là cần xem xét, truy lại nguồn gốc số tiền của gia đình bà Thoa trong quá trình giao dịch thâu tóm cổ phiếu DQC và RDP.  

Nguồn: Lao Động 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала