Các nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng

© Sputnik / Sergey OsinCác nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng
Các nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Moskva (Sputnik) – Các vòng năm ở cây tuyết tùng Tây Tạng nhắc các nhà khí hậu học Nga rằng sự nóng lên toàn cầu đang bắt đầu ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực này của Trung Quốc từ đầu những năm 1980, dịch vụ báo chí của Quỹ khoa học Nga cho biết.

"Phương pháp hiện đại để đánh giá tác động biến đổi khí hậu đối với cây cối không hoàn hảo. Sự quan sát từ vệ tinh chỉ bao trùm được 35 năm trở lại đây. Để giải quyết mâu thuẫn cần có tập hợp các dữ liệu mặt đất bao trùm khoảng thời gian dài hơn "  - ông Vladimir Shishov, nhà khí hậu học từ Đại học liên bang Krasnoyarsk ở Siberia cho biết.

Theo ông Vladimir Shishov, vòng sinh trưởng của những cây phát triển ở một nơi trong nhiều thế kỷ là các chỉ số lý tưởng.

Cây cối và thực vật khác rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ nhất trong điều kiện khí hậu: tăng hoặcgiảm nhiệt độ, bức xạ mặt trời và các yếu tố khác. Tất cả những sự kiện này được phản ánh trong hình dạng và độ dày của các vòng sinh trưởng hàng năm, tức lớp gỗ trong thân cây, được hình thành trong mùa sinh trưởng. Người ta cho rằng các vòng tối tương ứng với điều kiện bất lợi về môi trường và các vòngsáng tương ứng với điều kiện thuận lợi.

Nhờ vậy, nhưng cây cổ thụ hàng trăm tuổi là biên niên sử ghi lại những biến đổi khí hậu rất chi tiết và chính xác, khi nghiên cứu chúng các nhà khoa học sẽ không những sẽ biết về những thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, mà còn có thể phát hiện các thiên tai và biến đổi vũ trụ khác, qua mức độ đồng vị hiếm trong vòng sinh trưởng của cây.

© Sputnik / Sergey OsinCác nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng
Các nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng   - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga tìm thấy dấu vết nóng lên toàn cầu trong cây tuyết tùng Tây Tạng

Theo ông Shishov, nhóm nghiên cứu của ông chủ yếu quan tâm đến tỷ lệ tăng trưởng của cây thay đổi thế nào để đáp ứng với sự gia tăng và giảm nhiệt độ trung bình gắn liền với biến đổi khí hậu do tự nhiên và con người gây ra.

Vòng sinh trưởng hàng năm của cây tuyết tùng Nhật Bản ẩn chứa trong bản thân nó các tia vũ trụ của thế kỷ thứ 8.

Giống như nhiều khu vực khác của thế giới, Tây Tạng là nận nhân đầu tiên của sự nóng lên toàn cầu, ảnh hưởng đến những ngọn núi và vùng cực mạnh hơn và nhanh hơn so với các vĩ độ ôn đới và nhiệt đới. Vì lý do này, các nhà khoa học từ lâu đã tự hỏi, liệu có chăng ở Tây Tạng các dấu vết đầu tiên của những thay đổi này, và nếu như vậy, các dấu vết đó xuất hiện từ khi nào?

Với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các nhà khí hậu học Nga đo đường kính vài trăm cây tuyết tùng cổ thụ mọc ở 20 khu vực khác nhau ở Tây Tạng trong 55 năm qua. Họ đã sử dụng thông tin này để tạo ra bản đồ ảo của rừng Tây Tạng và đo tốc độ tăng trưởng sinh khối đa dạng giai đoạn 1960-2014.

Cộng tác viên khoa học NUST MISiS, Tiến sĩ Svetlana Senatova - Sputnik Việt Nam
Các nhà khoa học Nga đã tạo ra hợp chất ngăn tia UV trong suốt

Hóa ra là đến năm 1981 các cây tuyết tùng Tây Tạng bắt đầu phát triển vào mùa xuân và kết thúc sự tăng trưởng của nó vào mùa thu trong cùng một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau đó tình hình đã thay đổi. Kể từ năm 1982, chiều dài của mùa sinh trưởng đã bắt đầu tăng lên, kéo dài cả vào mùa xuân, cũng như mùa thu. Nói chung, cây tuyết tùng bắt đầu phát triển sáu ngày sớm hơn so với giai đoạn lịch sử trước đó, và các giai đoạn tăng trưởng của chúng đã được mở rộng thêm 10 ngày.

Trong tương lai, các nhà khoa học dự định sẽ tiến hành nghiên cứu tương tự ở các vùng khác của Bắc bán cầu, điều này sẽ giúp các nhà khoa học khí hậu Nga dựng nên bức tranh hoàn chỉnh hơn về cách các hệ sinh thái của hành tinh ứng phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала