Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Các bộ trưởng ASEAN có quan điểm khác nhau về vấn đề Biển Đông

© Sputnik / Виталий Белоусов / Chuyển đến kho ảnhHội nghị Thượng đỉnh ASEAN
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuối tuần qua, cuộc gặp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các nước đối tác đối thoại đã diễn ra tại Manila.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đừng trông chờ vào Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để tránh xung đột
Các phương tiện truyền thông tập trung chú ý đến một loạt cuộc gặp song phương quan trọng của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đặc biệt là với người đồng cấp Trung Quốc, ông Vương Nghị và ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Tất nhiên, nhiều người theo dõi chủ đề Bắc Triều Tiên, vì các sự kiện tại Manila tiếp nối cuộc gặp tại Diễn đàn Khu vực ASEAN — hội nghị quốc tế hiếm hoi, nơi có thể thấy phái đoàn từ CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, sự quan tâm lớn nhất được dành cho Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, cụ thể là phần đề cập đến Biển Đông — chuyên gia Trung tâm nghiên cứu chiến lược Anton Tsvetov cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

Theo các chuyên gia, trò chơi ngoại giao xung quanh tuyên bố chung này là thước đo cán cân lực lượng trong khu vực. Tuyên bố lần trước mô tả cực kỳ nghèo nàn về bản chất vấn đề ở Biển Đông. Khi đó, các nhà quan sát nói rằng áp lực của Trung Quốc có hiệu lực. Theo truyền thống, Bắc Kinh không thích những nhắc nhở xa xôi về việc bồi đắp đảo trong Biển Đông, cũng như không thích đề cập đến việc quân sự hóa các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Lần trước có ấn tượng rằng các bên tranh chấp lãnh thổ Đông Nam Á đã chịu thua — Philippines không còn quan tâm đến việc tiếp tục tranh cãi với Trung Quốc (rõ ràng, tổng thống Duterte đã cố gắng đạt được điều này), còn Việt Nam thì không thể chiến đấu đơn độc.

Tại lần này, các nguồn tin cho biết về tình trạng tương tự, khác chăng là trong thực tế Việt Nam đã nỗ lực nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn bình thường, bất chấp lập trường ủng hộ Trung Quốc của Campuchia. Rõ ràng, Việt Nam coi rất quan trọng việc phục hồi lại số điểm đã mất sau vụ khoan tại khối 136-03. Công ty Tây Ban Nha Repsol buộc phải ngừng khoan và rời bỏ địa bàn bên trong đường lưỡi bò 9 đoạn theo tuyên bố của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tăng áp lực, một số nhà bình luận cho biết.

ASEAN - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng của Việt Nam còn thiếu sót gì?
Hôm thứ Bảy có tin đồn rằng các Bộ trưởng đã không chấp nhận tuyên bố và tình hình đi vào bế tắc, nhưng đến chủ nhật thì biết tuyên bố đã được thông qua, với các cách giải thích tương đối khác nhau. Trong văn bản có đề cập đến những quan ngại của một số nước về tình hình leo thang, vấn đề bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo, vậy cho nên nỗ lực của Hà Nội cũng không phải là hoàn toàn vô ích.

Trong quá trình cuộc gặp tại Manila, Trung Quốc và ASEAN đã thỏa thuận "khung" cho cuộc đàm phán về Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông, cần thay thế cho Tuyên bố tương ứng năm 2002. Bất đồng chính là Việt Nam muốn đạt được một tài liệu ràng buộc pháp lý, trong khi Trung Quốc cố gắng né tránh điều này. Hà Nội sẽ vô cùng khó khăn để đạt được mục tiêu, đặc biệt là nếu nước này sẽ tiếp tục hành động một cách đơn độc.

Nga đồng thời tiếp tục tránh tham gia vào các trò chơi ngoại giao xung quanh Biển Đông, nhưng tại cuộc họp cuối cùng của ASEAN đã đề xuất Sáng kiến ​​ASEAN về chống khủng bố. Tin tức chính ở đây là vị thế của Phái đoàn Nga với ASEAN đã được nâng cao và bổ nhiệm đại sứ riêng cho mục đích này. Trước đó, nhiệm vụ đại diện thường trực tổ chức do Đại sứ Nga tại Indonesia đồng thời kiêm nhiệm. Động thái như vậy, cuối cùng, đã đưa Nga đứng ngang hàng với các đối tác ASEAN chủ chốt khác và tạo điều kiện tham gia chặt chẽ hơn trong các vấn đề an ninh khu vực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала