Lý do chiến tranh Mỹ - Triều sẽ không bùng nổ

© AP Photo / Ahn Young-joonA TV screen shows pictures of U.S. President-elect Donald Trump, right, and North Korean leader Kim Jong Un, at the Seoul Railway Station in Seoul, South Korea, Thursday, Nov. 10, 2016
A TV screen shows pictures of U.S. President-elect Donald Trump, right, and North Korean leader Kim Jong Un, at the Seoul Railway Station in Seoul, South Korea, Thursday, Nov. 10, 2016 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc khẩu chiến gay gắt kèm theo động thái quân sự liên tiếp của các bên đang khiến cho căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang. Tuy vậy, chiến tranh khó có thể bùng nổ.

Trong 24 giờ qua, tin tức nóng rãy về Triều Tiên được hầu hết truyền thông thế giới đăng tải. Chính quyền ông Kim Jong Un cảnh báo sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ tấn công. Thậm chí, Bình Nhưỡng còn tuyên bố cân nhắc kế hoạch dùng tên lửa tấn công đảo Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump tuyên bố với Bình Nhưỡng rằng Washington sẽ đáp trả bất cứ mối đe dọa nào nhằm vào Mỹ bằng "lửa và sự cuồng nộ" mà thế giới này chưa từng thấy.

Dấu mốc khiến cho bán đảo Triều Tiên nóng như chảo lửa là việc Bình Nhưỡng thử thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà các chuyên gia cho rằng về lý thuyết có thể bắn tới Mỹ, cụ thể là tới những thành phố như Chicago, New York, và Washington. Quân đội Mỹ cũng tin Triều Tiên đã đạt tới năng lực thu được một vũ khí hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào ICBM.

Nhưng dù khủng hoảng Triều Tiên leo lên nấc thang mới đáng sợ thì, theo tạp chí Vox, sẽ khó có chuyện chiến tranh Mỹ — Triều bùng nổ.

Thực tế cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi một cách tiếp cận mang tính ngoại giao rất ôn hòa, dù khẳng định "mọi lựa chọn đều nằm trên bàn làm việc" khi đề cập tới chiến lược giải quyết mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên.

Thúc ép các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhất trí cấm vận Triều Tiên gắt gao nhưng Washington vẫn tỏ tín hiệu sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng.

Sau vụ thử tên lửa mới nhất của Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Rex Tillerson thậm chí còn nhắn nhủ Triều Tiên rằng "Chúng tôi chẳng phải kẻ thù, cũng không phải mối đe dọa".

Ông khẳng định tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 1/8: "Chúng tôi không tìm kiếm một sự thay đổi thể chế hay sự sụp đổ chế độ. Chúng tôi không tìm kiếm một sự thống nhất nhanh chóng của bán đảo, cũng không kiếm cớ để đưa quân đội tới vĩ tuyến 38" giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Ngay cả khi Tổng thống Trump tuyên bố đang cân nhắc "rất nhiều điều nghiêm túc" để đáp trả vụ thử ICBM của Triều Tiên ngày 4/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói với các phóng viên ở Lầu Năm Góc rằng "tôi không tin khả năng này đưa chúng ta tiến sát tới chiến tranh".

Ông quả quyết "sự tự kiềm chế" của Mỹ đã ngăn được xung đột và "các nỗ lực ngoại giao vẫn đang tiếp tục".

Ngoài ra, không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ đang tiến hành chuẩn bị hậu cần quy mô lớn cần thiết cho việc phát động chiến tranh nhằm vào Triều Tiên.

Theo Vox, trong trường hợp chiến tranh xảy ra, nó sẽ có thể cướp mạng sống của hàng nghìn người vô tội ở Hàn Quốc cùng nhiều nơi khác. Tình hình có thể tồi tệ hơn nhiều nếu các bom hạt nhân được sử dụng.

Đến nay, các nhân vật chịu trách nhiệm về chiến tranh chống Triều Tiên dường như vẫn chưa có động thái gì, và điều này chứng tỏ chiến tranh vẫn là một viễn cảnh xa vời vào lúc này.

Nguồn: vietnamnet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала