Vụ Trịnh Xuân Thanh trên báo chí Đức: Một người Việt làm việc cho chính phủ bị điều tra

© AP Photo / DPATrịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những ngày gần đây liên quan đến căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức vì “vụ bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin báo chí Đức vẫn không ngừng cập nhật các tin tức liên quan.

Tờ Der Spiegel đã có bài viết về việc Tổng công tố LB Đức sẽ điều tra vụ "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 10/8/2017.

Trong khi các công tố viên liên bang Đức điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, thì tạp chí Der Spiegel và nhật báo Taz cùng lúc đưa tin về khả năng một người Việt đang làm việc trong guồng máy chính phủ Đức có liên đới trong vụ việc này.

"Theo dữ liệu điều tra sơ bộ, nạn nhân đã được đưa đến Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin rồi từ đó về Việt Nam. Do vậy, Tổng Công tố đã tiếp nhận cuộc điều tra vì tình nghi có sự hiện diện hoạt động tình báo bí mật và tước đoạt tự do bất hợp pháp," — cơ quan này lưu ý. Các hoạt động điều tra được khởi xướng chống lại một số đối tượng chưa rõ danh tính".

Cộng đồng mạng Việt Nam đang "phát sốt" vì những thông tin đang lan truyền về một nhân vật có tên là Hồ Ngọc Thắng, được báo chí Đức nhắc tới như là một nhân viên sở Di Trú Đức (Cơ quan Liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức viết tắt là BAMF).

Điều đặc biệt đó là trên trang FB Hồ Ngọc Thắng thường xuyên có những bài viết chống lại quan điểm chính thức của chính phủ Đức cũng như tấn công, thoá mạ những viên chức chính phủ Đức như nghị sĩ M. Patzelt, thành viên ủy ban nhân quyền Quốc hội Đức.

Der Spiedel và Taz nhắc đến một người có tên Ho Ngoc Thang, một nhân viên của Văn phòng Liên bang về Di trú và Tị nạn Đức (Bamf), đang bị điều tra.

Tờ báo Spiegel của Đức tiết lộ, ông Ho Ngoc Thang là người làm việc cho Cục Di dân và Tị nạn Liên bang Đức từ năm 1991 đến nay, là một cây bút quá quen thuộc với giới tranh đấu, vì ông có nhiều bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, dù ông đang sống và làm việc ở Đức suốt 26 năm qua!

Trên trang Facebook của mình, ông Hồ Ngọc Thắng thừa nhận ông đang bị công an Đức điều tra. Ông Thắng đăng tải hình chụp tờ công văn của Bamf buộc ông nghỉ việc từ ngày 9/8/2017 cho đến khi kết thúc điều tra. Ông Hồ Ngọc Thắng bị công an Đức "kiểm tra PC (máy tính cá nhân)" của ông tại cơ quan để xem ông "có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh (TXT) hay không."

Với bài viết có tiêu đề "Người Cộng sản trong Văn phòng Liên bang", nhật báo Taz cho biết ông Thắng là người nắm các hồ sơ của người xin tị nạn ở Đức, trong khi tạp chí Der Spiegel viết rằng ông Thắng, với tư cách một nhân viên của Bamf, có thể tiếp cận các hồ sơ nhạy cảm của những người đang xin tị nạn, và cả sổ đăng ký trung tâm của những người nước ngoài.

Theo Der Spiegel, ông Thắng đã đưa thông tin tỉ mỉ về sự biến mất của TXT trên trang Facebook cá nhân từ tháng 10/2016, và phỏng đoán rằng ông Thanh đang ở Đức. Tạp chí chính trị lớn của Đức đặt câu hỏi: liệu ông Thắng có những "thông tin mà người khác không biết"?

Về phía cá nhân mình, ông Hồ Ngọc Thắng phủ nhận những thông tin bịa đặt liên quan đến công việc của ông và vụ ông Trịnh Xuân Thanh:

"Hiếu gió lại buôn gió và bịa đặt, vu khống:
Đã có người nặc danh báo công an (Anzeige) là tôi tham gia "bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh. Dù đó là vu khống thì công an Đức vẫn phải điều tra và xác minh, mà trước hết họ kiểm tra PC công vụ của tôi tại cơ quan, xem tôi có đọc hồ sơ điện tử của Trịnh Xuân Thanh hay không. Do yêu cầu công việc tại cơ quan, tôi được phép đọc tất cả hồ sơ tị nạn của người nước ngoài và hồ sơ người nước ngoài cư trú ở Đức chưa hoặc không nộp đơn xịn tị nạn. Như vậy, tôi được phép đọc cả các dữ liệu liên quan Trịnh Xuân Thanh và chính Bùi Thanh Hiếu (tức Người buôn gió). Nhưng tôi đủ tỉnh táo và thận trọng để không động tới hồ sơ của hai người này, phần vì họ không liên quan công việc của tôi (do tôi được phân công làm việc với người xin tị nạn ở khu vực khác), phần vì tôi đã lường trước nguy cơ bị vu khống, bị nghi oan nếu tiếp cận hồ sơ của hai người này. Sau khi kiểm tra CP công vụ của tôi, cơ quan chức năng sẽ xác minh được sự thật đó. Còn chuyện tôi bị "đuổi việc" như Hiếu gió lu loa cũng là nói láo. Trong khi chờ kiểm tra, tôi "ngồi chơi xơi nước" là việc bình thường, nên tôi vẫn nhận đủ 100% lương. Chuyện tôi làm hợp đồng, mới được tuyển dụng sau khi nhiều người tị nạn đến nước Đức, cũng là bịa đặt. Tính về thời gian, tôi đã làm việc tại cơ quan này 27 năm, nên đến năm 2017, tôi được quyền về hưu nếu tôi muốn. Hiếu gió còn đưa ra một số thông tin bịa đặt và vu cáo khác đối với tôi, nhưng tôi không đề cập, vì tôi không đôi co với một người như Hiếu gió, cho dù anh ta đã nhiều lần nhắc đến tôi qua Facebook với các thông tin khai thác từ trang Facebook cá nhân của tôi rồi bóp méo, xuyên tạc. Tuy nhiên qua đây, tôi muốn nhắn đến anh ta rằng: Với luật pháp CHLB Đức, tôi hoàn toàn có quyền và có khả năng chứng minh Hiếu gió đã bịa đặt, vu khống tôi như thế nào trước một phiên tòa. Nếu điều đó xảy ra, thì nên nhớ, Facebook không phải là luật pháp để có thể bảo vệ anh ta trước tòa".    

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала