Mục tiêu chiến lược mà việc đạt tới có nguy cơ đe dọa

© Fotolia / BellassTàu chở hàng, Việt Nam
Tàu chở hàng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhiều chuyên gia Nga nói như vậy về khả năng thực hiện mục tiêu mà các nhà lãnh đạo của Nga và Việt Nam đã đặt ra vào đầu thập kỷ này: nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD vào năm 2020.

Trần Đại Quang - Sputnik Việt Nam
Làm thế nào để vực dậy mối liên hệ giữa Nga và Việt Nam?
Chỉ còn ba năm là hết hạn, mà vào năm ngoái kim ngạch thương mại song phương, theo dữ liệu của Nga,, chỉ cao hơn 3,5 tỷ USD một chút. Theo dữ liệu của Việt Nam, chỉ số này còn thấp hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân của điều đó, — chuyên gia Vladimir Mazyrin,  Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN,  cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Soutnik. — Trong số các nguyên nhân có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, và hậu quả của quá trình phi công nghiệp hóa đã bắt đầu trong nền kinh tế Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngoài ra, Việt Nam đang thực thi thành công chính sách thay thế nhập khẩu, nước này bắt đầu sản xuất một số mặt hàng trước đây đã mua ở Nga. Nếu phía Nga không tăng mạnh xuất khẩu máy móc thiết bị cho Việt Nam, thì khó có thể tạo ra được bất cứ một sự thay đổi tích cực.

Phó Chủ tịch của tổ chức xã  hội "Giới kinh doanh Nga" Nonna Kagramanyan đã ghi nhận những thay đổi tích cực sau khi Việt Nam và Nga thành lập khu vực thương mại tự do trong khuôn khổ FTA giữa EAEU và Việt Nam. Việc giảm thuế hải quan làm gia tăng gấp 8 lần khối lượng giao hàng thép Nga cho Việt Nam, thịt và thịt gấp —tăng gấp 4 lần, than — gấp 2 lần. Tuy nhiên, điều đó không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng kim ngạch thương mại song phương, bởi vì các đợt cung cấp tăng chưa đáng kể. Theo bà Kagramanyan, để đạt mức 10 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại song phương phải tăng ít nhất 30% mỗi năm trong 3 năm tới. Ông Đỗ Xuân Hoàng, Giám đốc điều hành "Mareven Food Central", một công ty đang hoạt động hiệu quả trên thị trường Nga, cho rằng, vấn đề lớn nhất là ở chỗ: các doanh nhân của Nga và Việt Nam thiếu thông tin về điều kiện làm việc trên địa bàn quốc gia đối tác, hiểu biết của họ thường dựa trên nguồn tin cũ.

Để đạt được sự thành công, — ông Đỗ Xuân Hoàng nói — những người tham gia thị trường phải biết rõ các điều kiện kinh doanh. Đáng tiếc, hiện nay họ có cái nhìn rất méo mó dựa trên những dữ liệu lỗi thời, hoặc dựa trên thông tin trong giới truyền thông phương Tây cố tình bóp méo sự thật, chỉ tập trung vào những vấn đề và thiếu sót và bỏ qua những thành tựu và thay đổi tích cực. Và tôi xin nhấn mạnh, hiện có rất nhiều thay đổi tích cực. Tôi có kinh nghiệm 20 năm kinh doanh ở Nga, và tôi tự tin tuyên bố rằng, bạn có thể làm việc tại Nga, và làm việc rất thành công! Qua các năm, điều kiện làm việc của các doanh nhân nước ngoài tại Nga đang cải thiện nhờ các biện pháp của nhà nước thể hiện sự quan tâm đến họ. Tất nhiên, không thể nói rằng, mọi vấn đề đã được giải quyết, nhưng, không có nghi ngờ gì rằng, nước Nga rất quyết tâm giải quyết các vấn đề đó.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Trần Đại Quang trong điện Kremlin - Sputnik Việt Nam
Vòng ôm thân thiết của Tổng thống Nga và Chủ tịch Việt Nam - biểu tượng quan hệ hai nước

Nếu nói về những người Nga muốn tham gia thị trường Việt Nam thì họ chưa có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng và triển vọng phát triển của nó. Việt Nam với dân số gần 100 triệu người đang tăng trưởng nhanh chóng và có nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Hai nước chúng ta có thể hợp tác thành công trong một số lĩnh vực truyền thống: năng lượng, khai thác dầu, kỹ thuật quân sự. Nhưng, những thứ hàng tiêu dùng của Nga hầu như chưa được biết đến tại Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trên thị trường Việt Nam với những dự án ngắn hạn.

Theo tôi, các doanh nhân của Việt Nam và Nga cần có thông tin chi tiết chính xác, cập nhật về thị trường của hai nước chúng ta. Khi đó thị trường mới có thể mở rộng cửa chào đón các doanh nhân.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik-Việt Nam, ông Đỗ Xuân Hoàng nói chi tiết về gánh nặng thuế đối với các doanh nhân làm việc tại Nga. Mức thuế thu nhập là 13%. VAT — 18% và trong một số trường hợp 10%.  Tài sản cố định thuê tài chính  - 2%. Đây là một trong những mức thuế thấp nhất trong số các nước phát triển, — ông Đỗ Xuân Hoàng nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала