Trung - Ấn: Cuộc kéo co ở Nepal

© REUTERS / Adnan Abidi/File PhotoTrung - Ấn
Trung - Ấn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đang ở thăm Nepal. Mục tiêu khiêm tốn nhất trong chuyến công du này là thuyết phục Nepal giữ lập trường trung lập trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn. Mục tiêu cao nhất - thuyết phục Kathmandu nghiêng về phía Trung Quốc.

Nepal bị kẹt giữa hai ngọn lửa. Xét theo mọi việc, Kathmandu nhận thức được rõ điều đó và cố gắng để tình huống này đem lại kết quả tối đa về mặt chính trị và kinh tế. Không phải ngẫu nhiên, ngay sau chuyến thăm của phái viên cao cấp đến từ Bắc Kinh, Thủ tướng Nepal lên đường đi Ấn Độ. Và sau đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nepal sẽ tới thăm Trung Quốc. Tờ báo "South China Morning Post" gọi hoạt động chính trị ngoại giao của Kathmandu là một phần trong chính sách "nhẹ nhàng đu đưa" giữa Bắc Kinh và New Delhi.

Hai quốc kỳ Ấn Độ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Cuộc không chiến trên dãy Himalaya: Ai sẽ là người chiến thắng?

Con lắc của Nepal sẽ dao động theo hướng nào? Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Natalia Zamaraeva từ Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga — RAS) cho biết:

"Điều này sẽ phụ thuộc vào áp lực ngoại giao, vào những yếu tố tài chính và kinh tế, vào yếu tố địa lý. Nói chung, điều này sẽ phụ thuộc vào các hành lang kinh tế của Trung Quốc hay Ấn Độ đi qua Nepal. Ví dụ, sẽ phụ thuộc vào dự án "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc. Nếu dự án này đi qua lãnh thổ Nepal, thì Kathmandu chắc chắn sẽ ủng hộ Trung Quốc trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn".

Mới đây Nepal đã tuyên bố rằng, họ sẽ không bị lôi kéo vào cuộc xung đột biên giới, và không muốn gây ảnh hưởng lên cả Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, thông qua các Đại sứ quán của mình tại New Delhi và Bắc Kinh, Nepal đã làm rõ rằng, họ hướng đến sự độc lập, không phụ thuộc vào ai trong vấn đề này.

Đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Bắc Kinh đang sử dụng lực lượng “dân quân biển” để tấn công đảo Thị Tứ của VN?

Tuy nhiên, các bên tham gia xung đột đều nhận thực rằng, cần phải đi đến thỏa thuận, không có sự lựa chọn nào khác. Hoàn cảnh nội bộ và điều kiện bên ngoài khiến các sự kiện phát triển theo kịch bản này. Một trong những điều kiện quan trọng là Trung Quốc đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng cộng sản lần thứ 19. Trước sự kiện này Bắc Kinh muốn giảm số lượng điểm nóng ở khu vực biên giới, để không làm tổn hại tới uy tín của ban lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS ở Hạ Môn với sự tham gia của Ấn Độ. Nếu hoạt động này gặp trở ngại, thì điều đó sẽ không phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Rõ ràng, trong bối cảnh này Bắc Kinh nên tìm kiếm một thỏa hiệp để giải quyết tình hình. Để trong cuộc xung đột này không có người chiến thắng và kẻ thua cuộc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала