Kế hoạch sinh vật cơ khí hóa: mối đe dọa hay cơ hội?

© Fotolia / Tatiana ShepelevaRobot
Robot - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Valery Spiridonov, ứng viên đầu tiên cho cấy ghép cơ thể, đã chia sẻ với Sputnik về vai trò của các robot "sống" trong đời sống nhân loại tương lai gần, những ưu thế và nhược điểm của chúng.

Các nghiên cứu về robot được tích cực tiến hành từ những năm 50 của thế kỷ trước. Vào cuối những năm 1960, Nhật Bản chế tạo robot công nghiệp đầu tiên, kể từ đó sản xuất robot công nghiệp không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Ngày nay robot được sử dụng rộng rãi trong y học, xây dựng, pháp y, nông nghiệp và cả trong gia đình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng robot ngày nay là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của sản xuất công nghệ cao, được đầu tư hàng tỷ đô la.

Sẽ như thế nào nếu trong tương lai, con người không chỉ cần những cỗ máy "chết" mà cả cơ chế sống — robot sinh học.

Biorobots: Chuyện hoang đường hay thực tế?

Tại Đại học Illinois tại Urbana (Mỹ) 5 năm qua đã phát triển một dự án sáng tạo: các nhà khoa học tạo ra những robot tí hon được cấy bên trong các tế bào sống của cơ. Cơ sở của các vi robot một gel đặc biệt được in 3D. Như vậy là việc chế tạo và phát triển robot sinh học ngày nay đã trở thành hiện thực.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois cho biết những đưa con của họ được có kết cấu và khả năng làm việc cực kỳ đơn giản. Vật liệu sinh học — các tế bào cơ bắp sống được cấy vào trong "khung" gel. Chúng co dãn và biorobot di chuyển trong không gian. Để buộc các sợi cơ hoạt động chỉ cần một luồng điện nhẹ. Xung điện càng mạnh, các tế bào càng co dãn mạnh.

Theo các nhà nghiên cứu, tiềm năng của công nghệ này là tạo các máy sinh học không đòi hỏi sử dụng động cơ điện truyền thống. Có thể giúp đẩy mạnh khả năng đưa thuốc đến cơ quan bên trong cơ thể bệnh nhân, hỗ trợ vi phẫu, các hoạt động cấy ghép và nhiều thứ khác.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng hiện nay các robot sinh họ siêu vi đã tồn tại với tiềm năng khai thác trong y tế.

© Ảnh : Nanyang Technological University"Ba lô điện toán" đặc biệt dành cho những con bọ cánh cứng
Ba lô điện toán đặc biệt dành cho những con bọ cánh cứng - Sputnik Việt Nam
"Ba lô điện toán" đặc biệt dành cho những con bọ cánh cứng

Các "biorobot" tự nhiên

 Trong suốt lịch sử của mình, nhân loại đã sử dụng những công cụ tinh vi nhất làm vũ khí. Không có gì là ngạc nhiên là kể cả động vật. Người ta cho rằng các "vũ khí sinh học" đầu tiên được con người khai thác là bọ cạp và ong, đại diện các nền văn minh cổ đại có thể từng sử dụng chiến thuật ném tổ ong vào đối phương để phá vòng vây.

Những con chuột mang bệnh truyền nhiễm chết người cũng là các biorobot sử dụng cho mục đích quân sự.

Ngay cả những sinh vật thông minh và hiền lành như cá heo cũng được dùng vào mục đích phi hòa bình. Trong những năm 1960, Liên Xô và Hoa Kỳ đã phát triển công nghệ huấn luyện cá heo quân sự mang ngư lôi và bom dính. Cá heo phát hiện biệt kích và mìn, thậm chí tuần tra bảo vệ các căn cứ hải quân.

© AP Photo / Mindaugas KulbisCá heo quân sự của Hải quân Mỹ, năm 1998
Cá heo quân sự của Hải quân Mỹ, năm 1998 - Sputnik Việt Nam
Cá heo quân sự của Hải quân Mỹ, năm 1998

Không thể không nhớ tới loài chó. Đã có những công nghệ đào tạo chó chiến đấu đặc biệt đem bom đến gầm xe tăng và sau đó trở lại với chủ.

Nhiều thế kỷ, con người đã dùng chó như robot sống biết liên tục làm việc, bảo vệ nhà chống động vật hoang dã và trộm, đem lại thức ăn và quần áo, làm việc ngoài đồng. Trên thực tế, động vật là những sinh vật robot cho các công việc đơn điệu, nặng nhọc mà chúng làm tốt hơn so với người. Hôm nay sinh vật cơ khí hóa cũng động chạm tới chúng.

Kế hoạch chung sinh vật cơ khí hóa

Năm 2012, thế giới đã được chứng kiến một con gián được điều khiển bằng radio. Sau đó vài năm, công ty Backyard Brains tạo ra bộ lắp ráp cho bất cứ ai muốn tạo biorobot như vậy ở nhà. Năm nay, các kỹ sư đã viết hướng dẫn cách làm con gián được điều khiển dựa trên bộ điều khiển Arduino.

Đến lượt các kỹ sư Đại học công nghê Nanyang đã tạo biorobot bọ cánh cứng, thậm chí có thể thay đổi tốc độ của robot sinh vật.

CC BY-SA 3.0 / Backyard Brains / Con gián RC của công ty Backyard Brains
Con gián RC của công ty Backyard Brains - Sputnik Việt Nam
Con gián RC của công ty Backyard Brains

Theo các kỹ sư dễ chế robot sinh vật trên cơ thể bọ cánh sống hơn là cố gắng tái tạo từ đầu tất cả các khả năng của nó bằng các thiết bị tinh vi.

Tuy nhiên, có những hạn chế của việc sử dụng côn trùng sống: chế độ nhiệt độ hạn chế các chức năng của robot sinh học và tuổi thọ ngắn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng công việc của họ sẽ giúp tạo ra những robot sinh học hiệu quả cao trên cơ sở côn trùng thích hợp cho loạt nhiệm vụ — từ hoạt động gián điệp đến tìm nạn nhân trong thiên tai. Mặc dù ranh giới áp dụng các hệ thống này còn chưa được khám phá.

Tạo robot hôm nay là một cái nhìn tiên tiến về sản xuất công nghệ chính xác cao. Trong tương lai, cùng với các robot sinh vật cấy ghép, đây sẽ là hiện tượng phổ biến và đem lại những cơ hội mới cho nền văn minh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала