Lợi thế nào giúp Việt Nam bách chiến bách thắng?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCác chiến sĩ Việt Nam trong một nghi lễ ở thành phố Pleiku, Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam trong một nghi lễ ở thành phố Pleiku, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Suy luận về những nguyên nhân khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam và hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc chống lại Việt Nam, mối quan hệ của Việt Nam với Ấn Độ và tương lai của ngành năng lượng, những vấn đề của giáo dục đại học Việt Nam và số phận của TPP...

Tàu khu trục Mỹ Maddox - Sputnik Việt Nam
Một cái nhìn mới về bí mật "Sự cố vịnh Bắc Bộ"
Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này. 

Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Báo chí Mỹ tiếp tục phân tích kết quả chiến tranh ở Việt Nam.

"Nhiều nhân vật nổi bật trong chính phủ Mỹ, trong lực lượng vũ trang và giới báo chí quả quyết rằng, Hoa Kỳ đã tiến rất gần tới chiến thắng ở Việt Nam, nhưng, đã bỏ lỡ cơ hội để giành chiến thắng vì vấp phải phản ứng tiêu cực từ báo chí và thiếu ý chí chính trị. Trên thực tế, Mỹ không phải là "mất chiến thắng" tại Việt Nam, mà ngay từ đầu chiến thắng ở Việt Nam là một nhiệm vụ bất khả thi,"- tác giả bài báo trên tờ New York Times viết.

Phân tích thái độ đối với cuộc chiến tranh đó tại Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam, tác giả đi đến kết luận rằng, người dân Mỹ đã không còn đủ kiên nhẫn đối với cuộc chiến tranh đẫm máu đang kéo dài ở một đất nước xa xôi vì chính phủ của một quốc gia khác, tác giả bài báo gọi chính phủ này là "chế độ đạo tặc độc tài". Còn Việt Nam Cộng Hòa không thể giành phần thắng thậm chí với sự giúp đỡ của Mỹ. Mặc dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã có ưu thế về quân số và trang thiết bị quân sự, nhưng,  họ không có điều quan trọng nhất  - sự ủng hộ của nhân dân và ý chí quyết thắng. Cái mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có, lợi thế này đã giúp họ giành chiến thắng và thống nhất đất nước.

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm LB Nga - Sputnik Việt Nam
Báo nước ngoài bình luận công tác kiểm soát an ninh mạng của Việt Nam
Các phương tiện truyền thông nước ngoài chú ý đến phát biểu của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang về việc thắt chặt kiểm soát Internet. Một trong những lý do khiến chính phủ thông qua quyết định này, theo lời Chủ tịch Trần Đại Quang, là việc thời gian qua, các thế lực thù địch, tội phạm mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng Việt Nam. Theo báo cáo về Chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu (Global Cybersecurity Index — GCI) do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố mới đây Việt Nam xếp hạng 101/195 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ toàn thế giới. Theo Microsoft, Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trước các cuộc tấn công mạng, tờ Southeast Asia Globe cho biết. Hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc chống lại Việt Nam là chủ đề chính trong bài viết trên tờ BuzzFeed News.

Trang mạng có uy tín của Mỹ The Diplomat  có bài viết về mối quan hệ Việt Nam — Ấn Độ. Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách phương Đông của Ấn Độ. New Delhi coi Hà Nội như một chỗ dựa vững chắc trong cuộc đối đầu với những tham vọng của Bắc Kinh ở châu Á Thái Bình Dương. Ấn Độ  giúp Việt Nam phát triển hải quân và không quân, bài báo ghi chú. Ngoài ra, nhờ Việt Nam, Ấn Độ tham gia vào Biển Đông. Tác giả bài báo nhắc nhở về quyết định của Việt Nam cấp giấy phép cho công ty dầu khí nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh về thăm dò và khai thác dầu khí. Quyết định đó khiến Trung Quốc bất mãn, nhưng Ấn Độ bỏ qua điều này. Bài viết trên trang mạng của Mỹ lưu ý rằng, Ấn Độ và Việt Nam ngày càng xích lại gần hơn với Mỹ, mà theo ý kiến ​​của tác giả, điều đó sẽ giúp kiềm chế Trung Quốc.

"Việt Nam đối diện với thế lưỡng nan về năng lượng". Đây là đầu đề của bài dài phân tích chính sách năng lượng của Việt Nam được đăng tải trên tờ  Asia Times. Theo ước tính của chính phủ Việt Nam, điện than sẽ chiếm hơn một nửa trong hệ thống điện vào năm 2030. Tiềm năng thủy điện đã khai thác hết, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân được coi là quá đắt, còn triển vọng phát triển năng lượng "xanh" chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, sự phát triển của các nhà máy điện đốt than làm gia tăng nồng độ ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này cần phải phát triển các công nghệ xử lý chất thải và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tờ báo ghi chú.

Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Ấn Độ có giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc hay không?

Sự tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế Việt Nam rất đáng hoan nghênh. Nhưng, trong quá trình tăng trưởng vẫn còn nhiều trở ngại. Trong đó có những vấn đề chưa được giải quyết trong nền giáo dục đại học Việt Nam. Giáo dục đại học vẫn nặng về lý thuyết, ít thực hành,  Bloomberg viết. Trong khi các trường phổ thông là nơi các kỹ năng cơ bản làm việc trên dây chuyền lắp ráp được giảng dạy, các trường cao đẳng và đại học không chuẩn bị những người trẻ cho những công việc phức tạp hơn. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, hiện nay tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên có bằng đại học là 17%. Theo ý kiến của các chuyên gia Việt Nam, đã đến lúc để đổi mới giáo dục đại học. Kinh nghiệm của các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á cho thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này,  tờ báo ghi chú.

Hà Nội gửi gắm nhiều kỳ vọng vào Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 11 năm này. Hội nghị thượng đỉng sẽ định đoạt số phận của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, tờ báo Malaysia New Straits Times viết. Liệu dự báo này sẽ thành hiện thực? Chỉ còn ít thời gian nữa và chúng ta sẽ biết câu trả lời!

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала