Mốt "sính từ ngoại” của người Việt

© Ảnhok
ok - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong giao tiếp hằng ngày, cả trên truyền hình hiện nay, không khó để bắt gặp tình trạng “tiếng ta pha tiếng Tây”, dùng lẫn lộn giữa ngôn ngữ nói và viết. Thậm chí, nó đang trở thành một thói quen, thành mốt, thành từ cửa miệng trong giao tiếp hằng ngày của không ít người Việt.

Lúc sinh thời, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo đã từng nhiều lần cảnh báo: "Người Việt hiện không còn biết nói và viết tiếng Việt nữa!", để nói đến thực trạng tiếng Việt đang bị "Tây hóa", đang bị sử dụng dễ dãi trong đời sống hằng ngày và cả trên phương tiện truyền thông.

Hai ngày qua, dư luận xã hội ầm ỹ về việc giáo viên nhắn tin bằng từ OK cho một phụ huynh, khi người này nhắn xin phép cô giáo cho con nghỉ học. Tranh cãi còn chưa dứt, người cho rằng giáo viên nhắn cụt lủn, không lịch sự, người lại cho điều đó là bình thường.

Khoan bàn đến vấn đề đạo đức hay hành vi ứng xử của giáo viên, mà có một thực tế ai cũng thấy, những từ vốn coi là "ngoại lai" ngày càng xâm chiếm và xuất hiện nhiều hơn trong đời sống của mỗi người Việt. Xuất hiện cả trên truyền hình, mạng xã hội và trong môi trường giáo dục. Vào đến tin nhắn điện thoại của giáo viên…

© Ảnh : laodongCô giáo nhắn OK trả lời phụ huynh gây tranh cãi những ngày qua.
Cô giáo nhắn OK trả lời phụ huynh gây tranh cãi những ngày qua. - Sputnik Việt Nam
Cô giáo nhắn OK trả lời phụ huynh gây tranh cãi những ngày qua.

"OK", "thank you", "good bye"… đã thành những câu cửa miệng của ngay cả đứa trẻ lên 3. Theo PGS —TS Phạm Văn Tình — Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, đây đều là những từ ngoại lai, nhập từ tiếng Anh (ngôn ngữ đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi ngôn ngữ khác trên thế giới, trong đó có tiếng Việt).

OK dùng để biểu thị sự đồng tình, đồng ý hay sự hài lòng trước một vấn đề nào đó. Bây giờ, ta thử vào google, gõ "OK" hay "okay" thì ngay lập tức ta sẽ có cả triệu kết quả. Các từ khác cũng tương tự.

Chúng xuất hiện trong vốn từ vựng tiếng Việt từ lâu lắm rồi. Bây giờ, ra sân bay, vào nhà hàng, khách sạn… ta đều dễ dàng bắt gặp "OK, "thank you", "good bye"… ở mọi nơi, mọi lúc, trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nhưng không phải ai cũng dùng nó đúng lúc, đúng tình huống.

Đặc biệt, hiện nay không chỉ những thanh, thiếu niên mới lớn bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng "tiếng ta pha tiếng tây", mà đến cả một số người ở tuổi trưởng thành cũng bị ảnh hưởng, lây nhiễm…

Rồi những cách viết, lối nói như: "2 e!" (chào em!), "Mìn k hỉu nủi" (Mình không hiểu nổi), "nó cá chê tao rồi" (nó chê tao rồi), hoy (thôi), "9xac" thay cho "chính xác,… xuất hiện ngày càng nhiều. Theo PGS-TS Phạm Văn Tình, sẽ là đáng báo động nếu những ngôn ngữ trên được sử dụng nhiều, trở thành thói quen gây ra "nghiện".

Điều đó dẫn đến việc mất kiểm soát, dùng ngôn ngữ một cách tùy tiện trong văn hóa giao tiếp. Hơn nữa, việc sử dụng trong một thời gian dài, liên tục có thể khiến nhiều người rất khó khăn với những yêu cầu tưởng như sơ đẳng như viết đúng chính tả, đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ phù hợp, đúng ngữ nghĩa.

Trong một thế giới mà truyền thông xã hội bùng nổ, ngôn ngữ chắc chắn sẽ bị tác động mạnh mẽ. Nhiều từ mới sẽ được du nhập vào đời sống ngôn ngữ. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ. Như việc nói và sử dụng ngoại ngữ ngày nay đang được khuyến khích, để phù hợp với thời hội nhập. Nhưng nếu dùng chúng không đúng lúc, đúng chỗ, hay nói kiểu "nửa tây nửa ta", đôi khi sẽ "lợi bất cập hại".

Không khó hiểu khi phụ huynh phản ứng với cách nhắn "OK" của giáo viên. Trong khi cùng với nghĩa là "đồng ý", tiếng Việt của chúng ta rất phong phú, có nhiều từ có thể sử dụng trong tình huống này. Nếu cô giáo nhắn lại là "Vâng chị/em", có phải đỡ cụt lủn, trìu mến, tình cảm hơn không.

Nguồn: laodong.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала