Vì sao Bộ Quốc phòng VN thoái hết vốn tại một tập đoàn?

© AFP 2023 / Roslan RahmanThứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Quốc phòng đã đăng ký rút toàn bộ gần 10% vốn sở hữu tại CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG – sàn HOSE).

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch: Quân đội làm kinh tế là củng cố tiềm lực - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói về chuyện quân đội làm kinh tế
Theo thông báo, Bộ Quốc phòng đăng ký bán toàn bộ hơn 7,55 triệu cổ phiếu HDG, tương ứng tỷ lệ sở hữu 9,94%, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 27/9 đến ngày 30/9.

Cổ phiếu HDG của Tập đoàn Hà Đô đã tăng mạnh từ đầu tháng 7/2017 (đạt đỉnh 33.600 đồng/cổ phiếu) và hiện ở mức giá 33.400 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá hiện tại, nếu Bộ Quốc phòng thoái hết vốn tại Hà Đô sẽ thu về số tiền khoảng 250 tỷ đồng.

Tiền thân của HDG là xí nghiệp xây dựng trực thuộc Viện kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, được cổ phần hóa năm 2004. Đến ngày 2/2/2010, khoảng 13,5 triệu cổ phiếu HDG đã được giao dịch chính thức trên sàn HOSE và giá đóng cửa phiên đầu tiên lên tới 103.000 đồng.

© Ảnh : Báo Đất ViệtBộ Quốc phòng sẽ thoái toàn bộ vốn tại Tập đoàn Hà Đô
Bộ Quốc phòng sẽ thoái toàn bộ vốn tại Tập đoàn Hà Đô - Sputnik Việt Nam
Bộ Quốc phòng sẽ thoái toàn bộ vốn tại Tập đoàn Hà Đô

Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: "Không có lợi ích nhóm khi quân đội làm kinh tế"
Sau 7 năm trên sàn, HDG có vốn điều lệ gần 760 tỷ đồng và vốn hóa thị trường hơn 2.400 tỷ đồng. Bộ Quốc phòng đang nắm gần 10% vốn của Hà Đô.

HDG hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm bất động sản, xây lắp và thủy điện. Bất động sản là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khi đó, lĩnh vực xây lắp của Hà Đô duy trì ổn định với doanh thu chủ yếu từ các công trình thuộc Bộ Quốc phòng.

Được biết, trong quý II/2017, Hà Đô bất ngờ báo lỗ hơn 27 tỷ đồng, đây là quý kinh doanh đầu tiên HDG thua lỗ, khiến nửa đầu năm lỗ ròng hơn 20 tỷ đồng. Trước đó, kế hoạch tập đoàn đề ra trong cả năm laf lãi gần 245 tỷ đồng.

Việc Bộ Quốc phòng thoái vốn tại Tập đoàn Hà Đô nằm trong đề án sắp xếp lại DNNN thuộc Bộ Quốc phòng.

Thiếu tướng Lê Mã Lương - Sputnik Việt Nam
Tướng Lê Mã Lương bình luận việc quân đội Việt Nam không làm kinh tế nữa
Theo dự thảo đề án trình Thủ tướng phê duyệt, Bộ Quốc phòng sẽ sắp xếp chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 12 công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (Nhà nước giữ trên 51% cổ phần đến năm 2019); thực sự là các doanh nghiệp cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Trao đổi với báo chí hồi tháng 7/2017 về việc quân đội làm kinh tế, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết:

"Quân đội chúng ta trước đây có gần 200 doanh nghiệp, vừa qua đã rút xuống còn hơn 80 và trong đề án mà Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ còn 17 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thực sự cần thiết, thực sự làm ăn đứng đắn, thực sự tuân thủ luật pháp thì mới được tồn tại. Cái này không hề dễ dàng nhưng quân đội quyết tâm làm và phải làm nhanh".

Ông khẳng định:

"Phải rõ ràng và dứt khoát rằng, quân đội chỉ làm kinh tế ở những lĩnh vực cần thiết, đúng chức năng nhiệm vụ, đúng chủ trương lãnh đạo của Đảng và phải thực hiện đúng pháp luật, không có ngoại lệ. Kiên quyết không để cho một số đơn vị, cá nhân lợi dụng danh nghĩa quân đội để làm những việc phi pháp, trục lợi cá nhân, không đúng với chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng".

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала