Diễn biến mới nhất vụ án Trịnh Xuân Thanh

© REUTERS / Bui Thanh Hieu (Nguoi Buon Gio)Trịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt giam, lệnh khám xét đối với 4 đối tượng liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Sputnik Việt Nam
PVN, PVC, Trịnh Xuân Thanh... Cái giá của sự “vội vã”
Theo Cổng TTĐT Bộ Công an, chiều 25/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với Lê Đình Mậu (45 tuổi, trú tại phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội) — Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kế toán và kiểm toán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Đồng thời, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với 3 đối tượng khác, gồm: Vũ Hồng Chương (64 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), nguyên Trưởng ban Quản lý dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 (QLDA ĐLDK TB2) thuộc PVN; Trần Văn Nguyên (38 tuổi, trú tại TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình), Kế toán trưởng QLDA ĐLDK TB2 và Nguyễn Ngọc Quý (64 tuổi, trú tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trụ sở Bộ Ngoại giao Đức - Sputnik Việt Nam
LB Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam do vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh
Cả 4 đối tượng nêu trên bị khởi tố về hành vi "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên. Theo đó, các quyết định và lệnh nêu trên đã được thực hiện chiều cùng ngày đối với 4 bị can.

Kết quả điều tra vụ án đến nay cho thấy, dấu hiệu sai phạm trong việc tạm ứng tiền trước khi ký Hợp đồng EPC của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Mặc dù mới chỉ có chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC, chưa ký Hợp đồng EPC, nhưng trước đó PVN đã làm thủ tục chuyển hơn 8,2 triệu USD và hơn 1.317 tỷ đồng cho Ban QLDA ĐLDK TB2 để tạm ứng 6,6 triệu USD và 1312 tỷ đồng cho PVC, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền lãi phát sinh từ thời điểm tạm ứng đến thời điểm hợp đồng EPC có hiệu lực (11/10/2011).

© Ảnh : vietnamnet.vnTrịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận - 2 trong số hàng loạt cựu sếp PVC bị khởi tố.
Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận - 2 trong số hàng loạt cựu sếp PVC bị khởi tố. - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận - 2 trong số hàng loạt cựu sếp PVC bị khởi tố.

Về vi phạm cụ thể của các đối tượng nêu trên, Cơ quan tố tụng xác định, mặc dù mới chỉ có chủ trương giao cho PVC thực hiện gói thầu, chưa ký hợp đồng, nhưng trước đó PVN đã làm thủ tục chuyển hơn 8,2 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để tạm ứng 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền lãi phát sinh từ thời điểm tạm ứng đến lúc hợp đồng có hiệu lực (tháng 10/2011) là gần 52 tỷ đồng và hơn 66.000 USD.

Ông Lê Đình Mậu - Sputnik Việt Nam
Bút sa gà chết: Cú ‘ký nháy’ 800 tỷ định mệnh của Kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí VN
"Trách nhiệm này thuộc về Hội đồng quản trị, lãnh đạo tập đoàn dầu khí, BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và 4 bị can bị khởi tố nêu trên", cơ quan tố tụng nêu rõ.

* Về dấu hiệu sai phạm của 4 đối tượng bị Cơ quan điều tra khởi tố. Cơ quan tố tụng xác định, Lê Đình Mậu đã soạn thảo, ký nháy công văn trình Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu BQL dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2 tạm ứng cho PVC hơn 800 tỷ đồng, sau đó nhiều lần ký Ủy nhiệm chi để rút số tiền này.

Vũ Hồng Chương đã ký duyệt tạm ứng trái quy định cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng theo chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn, mặc dù biết việc này trái với Nghị định 48 của Chính phủ và Luật Kế toán.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; cựu Tổng Giám đốc OCeanbank. - Sputnik Việt Nam
Đại án Oceanbank: Những "ẩn khuất" đằng sau vụ án và những người chưa điểm mặt, gọi tên
Ngày 15/6/2011, Chương đã có văn bản báo cáo ông Phùng Đình Thực, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, về hợp đồng tạm ứng là không hợp lệ. Nhưng do Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu nên Chương vẫn làm tờ trình xin cấp vốn tạm ứng cho BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tổng số tiền là 148 tỷ đồng và 9,55 triệu USD.

Bị can Trần Văn Nguyên được xác định đã ký các Ủy nhiệm chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng theo chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn dầu khí, mặc dù Nguyên biết việc này là sai trái.

Còn Nguyễn Ngọc Quý, ngày 5/4/2011, bị can này đã ký quyết định về việc chuyển tiền góp vốn vào PVC — Mekong; quyết định góp vốn mua 5 triệu cổ phần tại PVC — Land (tương đương 50 tỷ đồng).

© Ảnh : VGPCác bị can Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Quý
Các bị can Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Quý - Sputnik Việt Nam
Các bị can Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Trần Văn Nguyên, Nguyễn Ngọc Quý

Ngày 28/7/2011, Quý còn ký quyết định hỗ trợ cho Công ty cổ phần địa ốc dầu khí (PVL) vay 30 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can này đã đồng ý tại các phiếu lấy ý kiến về việc Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu tư cho 5 công ty con vay hơn 260 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định hành vi của Lê Đình Mậu và 3 người vừa bị khởi tố liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm, gây thất thoát gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Vũ Huy Hoàng và Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
“Con bài” Trịnh Xuân Thanh và những góc khuất tham nhũng quyền lực ở Bộ Công Thương VN
Động thái tố tụng đối với Lê Đình Mậu, Vũ Hồng Chương, Nguyễn Ngọc Quý và Trần Văn Nguyên là sự tiếp nối, mở rộng điều tra vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại PVC.

Cụ thể, Cơ quan điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố ngày 15/9/2016 để điều tra về khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Cùng ngày 15/9, Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can của PVC gồm: Vũ Đức Thuận (nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc), Nguyễn Mạnh Tiến (Phó tổng giám đốc), Trương Quốc Dũng (nguyên Phó tổng giám đốc) và Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng) về tội danh Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Cái nhìn phương Tây về "vụ bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh: chi tiết mới, vai trò Đảng và PVN
Sau đó, ngày 16/9, CQĐT đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) về tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sau gần một năm trốn truy nã, cuối tháng 7/2017, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú.

Điều tra mở rộng vụ án, ngày 15/2/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố 5 bị can, bắt tạm giam 4 bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú 1 bị can, gồm: Lương Văn Hòa, sinh năm 1980, nguyên Giám đốc Ban Điều hành Dự án Vũng Áng — Quảng Trạch, Tổng Công ty PVC; Lê Xuân Khánh, sinh năm 1976, Trưởng phòng Kinh tế Tổng hợp Ban Điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch, Tổng Công ty PVC; Nguyễn Lý Hải, sinh năm 1964, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Ban Điều hành Dự án Vũng Áng-Quảng Trạch, Tổng Công ty PVC (hiện là nhân viên Phòng Kỹ thuật thi công Ban Điều hành Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2); Nguyễn Thành Quỳnh, sinh năm 1973, Giám đốc Ban Kỹ thuật công nghệ, Tổng Công ty Miền Trung; Lê Thị Anh Hoa, sinh năm 1979, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa (Cấm đi khỏi nơi cư trú). Các bị can trên bị khởi tố về tội Tham ô tài sản, Điều 278 Bộ luật Hình sự.

Nguồn: BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала