Chuyên gia Nga: Năm 2019, Trung Quốc sẽ có tàu phá băng đầu tiên

© AFP 2023 / GREG WOODChinese Antarctic research icebreaker Xue Long. (File)
Chinese Antarctic research icebreaker Xue Long. (File) - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, nước này gần như hoàn tất việc xây dựng tàu phá băng nội địa đầu tiên Xuelong-2 (Tuyết Long). Trong thực tế, đây là tàu phá băng vùng cực hoàn chỉnh đầu tiên, sẽ được cấp cho các nhà khoa học Trung Quốc - chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết trong bài bình luận dành cho Sputnik.

Dự kiến tàu này sẽ bắt đầu phục vụ vào năm 2019. Tàu phá băng "Xuelong"(Tuyết Long), hiện đang được Trung tâm nghiên cứu vùng cực sử dụng, là tàu mua ở Ukraina năm 1993, vốn là tàu do Liên Xô chế tạo dự án 10621 Ivan Papanin. Theo phân loại của Liên Xô và Nga, đây không phải là tàu phá băng, mà là một tàu vận tải vùng băng, có khả năng vận chuyển hàng hoá ở Bắc Cực.

Trong thời gian hoạt động ở Trung Quốc, "Xuelong" đã trải qua một đợt nâng cấp lớn. Quá khứ vận tải củacủa nó hóa ra có ích. "Xuelong" có kích thước lớn hơn tàu phá băng chuyên dụng đang được xây dựng (20 nghìn tấn so với 13 nghìn tấn), cho phép bố trí trên tàu phòng thí nghiệm và thiết bị tự động nghiên cứu dưới nước.

Tàu phá băng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc cần hạm đội tàu phá băng để làm gì?

Trên "Xuelong" có một máy bay trực thăng vận tải khá nặng, cồng kềnh nhưng mạnh mẽ Ka-32 sản xuất tại Nga. Năm 2014, điều này cho phép "Xuelong" tổ chức hoạt động giải cứu người trên tàu Nga "Viện sỹ Shokalsky" bị mắc kẹt trong băng ở Nam Cực, sơ tán nhóm các nhà khoa học và khách du lịch Úc. Trực thăng "Xuelong" tiến hành sơ tán 5 chuyến bay, mỗi lần chở 12 hành khách. Nhưng những người gặp nạn không được đưa đến Xuelong, mà đến tàu đánh cá gần đó của Úc. Bản thân "Xuelong" cũng bị mắc trong băng, giống như tàu "Viện sỹ  Shokalsky" của Nga, nhưng khác với tàu Nga, phi hành đoàn và hành khách của nó không bị đe dọa.

Giờ đây, Trung Quốc đang xây dựng tàu phá băng hoàn chỉnh. Theo kế hoạch ban đầu, "Xuelong" được thiết kế để khắc phục lớp băng có độ dày lên đến 0,8m. Theo trang web của Văn phòng Nghiên cứu Hải dương học Quốc gia, con số này là 1,1m bao gồm 0,2 m tuyết, ở tốc độ 1,5 hải lý/giờ. "Xuelong —2" sẽ có thể vượt qua lớp băng dày đến 1,5 m với tốc độ 3 hải lý/giờ. Con tàu này cũng sẽ có thể chạy thụt lùi trong băng.

Kích thước nhỏ hơn có nghĩa là "Xuelong —2" sẽ vận chuyển được ít hàng hơn. Trung Quốc đã mua máybay trực thăng kích thước nhỏ hơn, chứa được ít hành khách hơn so với chiếc Ka-32. Có khả năng thiết bị khoa học cũng giảm xuống. Nhưng "Xuelong-2" có khả năng dẫn các tàu khác đi qua lớp băng dày. Có lẽ, trong một số trường hợp, nó sẽ hoạt động kết hợp với chiếc "Xuelong" rộng rãi, được cải tiến một cách đáng kinh ngạc để kéo dài tuổi thọ lên ít nhất đến năm 2030.

Nghiên cứu vùng cực là hoạt động cần thiết cho bất kỳ quốc gia hàng hải nào. Chúng cần thiết cho nghiên cứu khí hậu, nghiên cứu hải dương học, mở rộng kiến ​​thức về cấu trúc trái đất và nhiều ngành kiến ​​thức khác. Con tàu cũ của Liên Xô mà Trung Quốc sử dụng cho đến nay, kể cả được hiện đại hóa, cũng khó có thể phù hợp với tham vọng của Trung Quốc như một cường quốc biển lớn. Vì vậy việc thay thế nó bằng tàu phá băng khác là điều tự nhiên và mong đợi. Sau khi tàu phá băng mới "Xuelong —2" được đưa vào vận hành, triển vọng nghiên cứu Bắc Cực sẽ tương ứng tốt hơn với vị trí của Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai và là một trong các cường quốc khoa học lớn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала