Quyền tự quyết - mối đe dọa khiến các quốc gia lo lắng

© REUTERS / Francois LenoirCuộc trưng cầu về nền độc lập cũa Catalonia
Cuộc trưng cầu về nền độc lập cũa Catalonia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của Catalonia và cộng đồng người Kurd tại Iraq được tổ chức trong tháng qua đã nêu ra vấn đề về quyền của các dân tộc tách khỏi thành phần quốc qia bằng cách tổ chức cuộc bỏ phiếu. Sau đây là bài bình luận của Sputnik về những điểm chung trong hai cuộc trưng cầu dân ý.

Mối quan hệ giữa Madrid và Barcelona đã đạt căng thẳng đỉnh điểm trong thời gian tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ngày 1 tháng 10. Theo ý kiến của người Catalan, sau cuộc bỏ phiếu, mà chính quyền của đất nước này coi là bất hợp pháp, có đủ cơ sở để bắt đầu quá trình tách khu vực này khỏi Tây Ban Nha.

Một vài ngày trước, cộng đồng người Kurd ở Iraq cũng đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tương tự về sự độc lập. Những người tham gia bỏ phiếu chủ trương phá vỡ mối quan hệ với Baghdad. Kết quả cuộc bỏ phiếu có sức thuyết phục có thể gia tăng sức mạnh của người Kurd từ các quốc gia láng giềng và làm lung lay sự ổn định của Iraq.

Cuộc trưng cầu về nền độc lập cũa Catalonia - Sputnik Việt Nam
WP: Trưng cầu dân ý diễn ra tại Catalonia và nước Nga đã thắng

Cả Catalonia và cộng đồng người Kurd ở Iraq đều giải thích rằng, cuộc trưng cầu dân ý có thể được tổ chức vì mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết. Mặc dù các cuộc bỏ phiếu đã được tổ chức ở hai khu vực cách xa nhau, nhưng, có cách giải thích tương tự như nhau. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, chuyên gia Mexico Emerson Segura cho biết rằng, chỉ có ba quốc gia: Ethiopia, Liechtenstein, và đảo quốc Saint Kitts và Nevis mà trong Hiến pháp của họ ghi quyền tự quyết, kể cả sự ly khai.

"Có rất ít quốc gia công nhận quyền tự quyết. Người Catalan đang dựa vào luật pháp quốc tế và các nghị quyết của LHQ giải thích những chi tiết cụ thể ", — ông Segura nhận xét.

"Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc nói về những hành động chỉ có thể được thực hiện dưới sự thống trị thuộc địa hoặc nếu nhân quyền của một dân tộc thiểu số bị vi phạm",  - ông Segura, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế mang tên Gilberto Bosque  thuộc Thượng viện Mexico, cho biết.

Catalonia - Sputnik Việt Nam
Hơn 90% dân số Catalonia đồng ý! Cuộc trưng cầu dân ý độc lập kết thúc
Theo quan điểm của ông, một khu tự trị như Catalonia không thể được mô tả như vậy bởi vì theo Hiến pháp Tây Ban Nha và Điều lệ địa phương, khu vực này được trao quyền hạn rộng rãi.

Tình hình là phức tạp hơn bởi thực tế rằng, Hiến pháp năm 1978 đã tuyên bố toàn vẹn lãnh thổ của Tây Ban Nha, và 90% cư dân Catalan đã tán thành bản hiến pháp này (năm 1977).

"Tôi hiểu ra được phần nào ý muốn giành độc lập của người Catalan và chính quyền Catalonia. Bây giờ trong thành phần chính phủ Catalonia có đại diện của liên minh Junts pel Si và đảng cánh tả CUP. Nhưng, theo tôi, hầu như không có phương án nào có thể giúp họ định hướng vào các cơ chế pháp lý nội bộ và luật pháp quốc tế", chuyên gia cho biết.

Ví dụ, EU bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với Chính phủ Mariano Rajoy, mặc dù đã chỉ trích Madrid có sử dụng lực lượng cảnh sát quốc gia và bảo vệ dân sự để ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý. Một số thành viên EU cũng ủng hộ lập trường này, ví dụ như Pháp, Ý và Đức.

Kurdistan - Sputnik Việt Nam
Cư dân Kurdistan Iraq bỏ phiếu cho nền độc lập
Về mặt này cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd giống với cuộc bỏ phiếu của người Catalan. Theo ý kiến của một chuyên gia khác tại Trung tâm Bosque — ông David Hernández, để ly khai phải có sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

"Cuộc trưng cầu dân ý của  người Kurd không nhận được sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Các nước láng giềng cũng như các cường quốc châu Âu nhiều lần tuyên bố rằng, cuộc trưng cầu là không hợp pháp, và họ không công nhận nó dù kết quả cuộc bỏ phiếu không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý", — ông David Hernández nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Khu tự trị Kurdistan của Iraq được đề cập đến trong Hiến pháp năm 2005. Đồng thời, những người Kurd là "một trong những dân tộc lớn nhất thế giới không có nhà nước riêng". Về mặt này, việc người Kurd ly khai có thể tác động mạnh không chỉ đến Baghdad mà còn đến các nước khác trong khu vực như Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

"Các nước này đã tuyên bố rằng, cuộc trưng cầu dân ý là bất hợp pháp và đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với khu tự trị này. Tức là, họ gây áp lực để ngăn chặn cuộc trưng cầu dân ý, để trong tương lai khu vực này từ chối những kế hoạch như vậy ", — ông David Hernández nói.

Theo ông, luật pháp quốc tế coi quyền tự quyết là một "nguyên tắc chính trị" phụ thuộc vào sự ủng hộ từ bên ngoài.

"Nếu quyền tự quyết trở thành "nguyên tắc quốc tế ", thì điều này sẽ tạo nguy cơ đe dọa toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế, mà nhà nước là chủ thể cơ bản trong hệ thống này", — chuyên gia Mexico kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала