Việt Nam sẽ chế tạo hệ thống phòng thủ bờ biển tương tự như Bal-E của Nga?

© ẢnhXe mang phóng tự hành (TEL) thuộc hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng đạn tên lửa Kh-35 Uran-E
Xe mang phóng tự hành (TEL) thuộc hệ thống phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng đạn tên lửa Kh-35 Uran-E - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một trong những phương án dành cho tên lửa KCT-15 khi hoàn thiện đó là thay thế các tổ hợp 4K51 Rubezh đã lạc hậu trong lưới lửa phòng thủ bờ biển.

Trang Defenceblog từng dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết, Việt Nam dự tính sẽ tự sản xuất số lượng lớn, ước chừng lên tới 3.000 quả tên lửa chống hạm KCT-15, bao gồm cả 3 biến thể: phóng từ tàu mặt nước, phóng từ trên không và phóng từ đất liền.

Việc chế tạo phiên bản KCT-15 phóng từ đất liền cho thấy Việt Nam đã có ý định xây dựng một hệ thống phòng thủ bờ biển tương tự như Bal-E của Nga, nó sẽ thay thế cho các tổ hợp 4K51 Rubezh trang bị tên lửa P-15 Termit.

Việc thay thế hệ thống 4K51 Rubezh dĩ nhiên là điều cần thiết, tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng tổ hợp này ngoại trừ đạn tên lửa có tính năng khá hạn chế thì các thành phần còn lại vẫn chưa hề lạc hậu.

Đặc biệt hơn, Rubezh còn có một lợi thế đáng kể so với Bal-E, đó là nó tích hợp cả radar lẫn bệ phóng trên một khung xe việt dã duy nhất (TELAR), mang lại sự gọn nhẹ và khả năng độc lập tác chiến cao hơn xe mang phóng đơn thuần (TEL) của Bal-E.

© ẢnhXe mang phóng tự hành (TELAR) 3P51 của tổ hợp Rubezh được tích hợp đài radar dẫn bắn Harpoon cùng 2 ống phóng KT-161 của tên lửa P-15 Termit
Xe mang phóng tự hành (TELAR) 3P51 của tổ hợp Rubezh được tích hợp đài radar dẫn bắn Harpoon cùng 2 ống phóng KT-161 của tên lửa P-15 Termit - Sputnik Việt Nam
Xe mang phóng tự hành (TELAR) 3P51 của tổ hợp Rubezh được tích hợp đài radar dẫn bắn Harpoon cùng 2 ống phóng KT-161 của tên lửa P-15 Termit

Do vậy, phương án tận dụng khung gầm các xe 3P51 của tổ hợp Rubezh để tiếp tục khai thác radar dẫn bắn Harpoon, chỉ tích hợp các ống phóng KT-184 dùng cho KCT-15 thay vì ống phóng đôi KT-161 nguyên bản tỏ ra là một lựa chọn không tồi.

Trọng lượng của mỗi quả tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit lên tới 2.580 kg, cho nên xe TELAR 3P51 đủ khả năng mang theo tới 8 quả KCT-15 (trọng lượng của KCT-15 ước tính tương đương Kh-35 Uran-E, vào khoảng 610 kg).

Nhờ tích hợp 8 ống phóng KT-184, mỗi xe 3P51 đều giữ nguyên năng lực tác chiến độc lập với hỏa lực mạnh gấp 4 lần, bên cạnh kết nối theo biên đội thông qua đài radar Manolith-B ở trung tâm như trên tổ hợp Bal-E.

Tầm trinh sát tối đa của radar Harpoon theo các số liệu đã công bố thì rơi vào khoảng 100 km, đủ để dẫn bắn KCT-15 ngoài đường chân trời.

Chế tạo một hệ thống tên lửa bờ kết hợp giữa Bal-E với Rubezh còn giúp chúng ta không phải tốn thêm nhiều ngoại tệ để mua đầy đủ các thành phần riêng rẽ của Bal-E mà chỉ phải bổ sung 1 trạm radar Monolith-B cùng 1 trạm chỉ huy.

Ngoài ra nếu chế tạo được một hệ thống phòng thủ bờ biển bằng cách kết hợp mô hình cũ — mới như trên, Việt Nam còn chứng minh cho thế giới thấy năng lực sáng tạo độc đáo của mình, khi đây sẽ là hệ thống vũ khí độc nhất vô nhị trên thế giới.

Nguồn: baodatviet.vn

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала