Bỏ phiếu tín nhiệm để sửa cán bộ

© Ảnh : MINH CHIẾNÔng Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lấy phiếu tín nhiệm đột xuất rất cần thiết trong bối cảnh công tác cán bộ lộ ra nhiều vấn đề bất cập mà vụ ông Nguyễn Xuân Anh là điển hình.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về quy định lấy phiếu tín nhiệm đột xuất theo Quyết định số 99 của Ban Bí thư Trung ương Đảng — hoàn thiện quy định và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết đối với các chức danh do Quốc hội (QH) bầu hoặc phê chuẩn?

Ông Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII TP.Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam
Bài học lớn trong công tác bổ nhiệm cán bộ

- Ông Đinh Xuân Thảo: Việc lấy phiếu tín nhiệm đột xuất vô cùng cần thiết trong bối cảnh công tác cán bộ đang có nhiều bất cập như thời gian qua. Trước đó, chúng ta đã tính đến phương án lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ nhưng quy định hiện nay chỉ 1 lần. Cho nên, lấy phiếu tín nhiệm đột xuất sẽ mang tính đột phá trong việc đánh giá những chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn để có những điều chỉnh hợp lý đối với các chức danh này trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, cũng nên mở rộng phạm vi lấy phiếu tín nhiệm đột xuất bởi một số chức danh không do QH bầu hoặc phê chuẩn, như bí thư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vì xuất hiện những vi phạm nghiêm trọng, cụ thể là trường hợp ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Nên thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đột xuất vào thời điểm nào của nhiệm kỳ?

— Đã gọi là đột xuất thì không cần quy định thời gian cụ thể. Theo tôi, cần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất khi phát hiện một cán bộ nào đó có "vấn đề".

"Vấn đề" ở đây bao gồm năng lực quản lý điều hành, xuất hiện tiêu cực hay từ những bức xúc của người dân liên quan đến lĩnh vực người đó quản lý. Khi ấy, chúng ta cần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất để đánh giá kịp thời, có bước điều chỉnh hợp lý đối với chức danh đó.

Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng nói thẳng về nạn đi lòng vòng, phải phong bì mới giải quyết công việc

Cơ quan nào sẽ đề xuất các chức danh để lấy phiếu tín nhiệm đột xuất?

— Các bộ phận giúp việc cho Ủy ban Thường vụ QH có thể thành lập một tiểu ban để xem xét và đề xuất những chức danh cần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất. Sau đó, cơ quan này sẽ trình QH lấy phiếu tín nhiệm đột xuất.

Ngoài ra, các thông tin phản ánh từ người dân đến các cơ quan đoàn thể cũng là một căn cứ rất quan trọng để đề xuất những chức danh cần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất. Trong mọi lĩnh vực, chúng ta vẫn thực hiện phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" nên ý kiến của người dân sẽ góp phần lớn vào đánh giá năng lực cán bộ.

Trong mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất, nên thực hiện từ 5 đến 7 chức danh. Bởi lẽ, khâu lấy phiếu tín nhiệm khá phức tạp để bảo đảm công khai, minh bạch.

Nếu một số chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn trong lần lấy phiếu tín nhiệm đột xuất có tỉ lệ phiếu "tín nhiệm thấp" nhiều thì sẽ xử lý như thế nào?

— Nếu người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu QH trở lên đánh giá "tín nhiệm thấp" thì Ủy ban Thường vụ QH sẽ trình QH bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín gồm 2 mức độ: "tín nhiệm", "không tín nhiệm".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Bà Bùi Thị An nói về điều quan trọng nhất khi xử lý cán bộ cấp cao vi phạm

Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu QH đánh giá "không tín nhiệm" thì có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì QH xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó. Như tôi đã nói ở trên, việc lấy phiếu tín nhiệm đột xuất khi phát hiện cán bộ có "vấn đề" nên việc xử lý các bước tiếp theo cũng sẽ kịp thời.

Đây có thể được coi là một bước để các cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ có thể xin từ chức không, thưa ông?

— Đúng vậy. Nếu những người có "tín nhiệm thấp" nhận thấy mình không thể đảm đương được trọng trách, nhiệm vụ ở vị trí đó thì có thể xin từ chức.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chúng ta chưa xây dựng được văn hóa từ chức. Dù vậy, chúng ta cũng nên nhìn nhận việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như là một lần "cảnh cáo" để các cán bộ tự nhìn nhận lại mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng làm việc và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Nguồn: NLĐ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала