Vũ khí hạt nhân Hoa Kỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ: đảm bảo an ninh hay sự đe dọa?

© Flickr / MikeyWE177
WE177 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký

Bản báo cáo tại Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố vào tuần trước cho biết Hoa Kỳ theo một thỏa thuận với NATO bố trí tại 5 quốc gia thành viên Liên minh, tính cả ở Thổ Nhĩ Kỳ, tổng cộng 150 vũ khí hạt nhân các loại, cũng như theo lời của Phó Chủ tịch đảng Watan, cựu Thiếu tướng không quân Thổ Nhĩ Kỳ Beyazyta Karataş về việc bố trí tại căn cứ  Incirlik 50 quả bom hạt nhân B61-12 công suất lớn, đã dẫn đến các cuộc tranh luận tại Thổ Nhĩ Kỳ về việc liệu sự hiện diện hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ là  mối đe dọa cho đất nước, hay ngược lại, là một biện pháp đảm bảo an ninh.

Một chuyên gia trong lĩnh vực an toàn năng lượng hạt nhân, giáo sư Nurshin Ateshoglu Güney, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, khi được hỏi về lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một quốc gia bố trí vũ khí hạt nhân, ông nhấn mạnh:

"Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, những vũ khí này được thiết trí  cả châu Âu. Trước khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Ukraina, khi mối quan hệ giữa NATO và Nga còn tốt đẹp, người ta đã nói về việc rút bỏ vũ khí hạt nhân và hạn chế sử dụng chúng dưới mọi hình thức. Nhưng sau đó mọi sự thay đổi, cuộc thảo luận về vấn đề này đã bị dẹp bỏ. Trong tình hình bất ổn hiện tại trong khu vực và việc gia tăng tầm bắn của tên lửa đạn đạo, sự hiện diện của vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên phải được coi là một biện pháp phòng ngừa để giữ gìn an ninh ".

Ngược lại, nhà quan sát chính trị Mehmet Ali Guller lại có ý kiến ​​khác. Theo ông,

"Hoa Kỳ, kể từ thời Chiến tranh Lạnh, xem Thổ Nhĩ Kỳ như một bàn đạp quan trọng trong việc thực hiện chiến lược chống Nga. Căn cứ  Injirlik đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ vì vị trí địa lý chiến lược của nó, kể cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cũng như ngày  nay. Incirlik cung cấp cho Mỹ  khả năng can thiệp quân sự trên một diện tích rất rộng của khu vực Kavkaz, Biển Đen, Đông Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Như vậy trên thực tế, vũ khí hạt nhân bố trí ở đây, là  mối đe dọa nghiêm trọng đối với bản thân Thổ Nhĩ Kỳ và các nước láng giềng".

Ông Guller nhấn mạnh rằng những quả bom hạt nhân lưu giữ tại căn cứ Incirlik, không phải để bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ, mà trái lại, như một công cụ phụ trợ trong cuộc tấn công vào nước khác, phù hợp với lợi ích của Mỹ trong khu vực ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала