Bộ Công an họp báo: Vẫn quản lý theo sổ hộ khẩu

© Ảnh : PLO/TUYẾN PHANTrung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an
Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thực chất vẫn là quản lý theo sổ hộ khẩu nhưng bằng công nghệ thông tin, chỉ bỏ tờ giấy hộ khẩu, chuyển sang quản lý con người bằng công nghệ thông tin.

10 giờ sáng nay (7-11), Bộ Công an tổ chức họp báo về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ này. Buổi họp báo có sự tham dự của các cơ quan thuộc Bộ Công an về quản lý dân cư nhằm trả lời những thắc mắc liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Như đã đưa tin, ngày 30-10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 112 đưa ra nhiều chính sách quan trọng liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an. Cụ thể, các giấy tờ như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, chứng minh nhân dân và một số loại giấy tờ khác sẽ bị bãi bỏ, thay thế vào đó chúng sẽ được cập nhật vào dữ liệu dân cư quốc gia, công dân sẽ được cấp số định danh cá nhân để Nhà nước quản lý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Tokyo - Sputnik Việt Nam
Chính phủ Việt Nam ra Nghị quyết lịch sử: Bỏ sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân
Quy định này đã thu hút rất lớn sự quan tâm của dư luận. Người dân thắc mắc quy định này sẽ được thực hiện như thế nào, thời gian nào sẽ chính thức được triển khai…

Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát và thiếu tướng Lương Tam Quang, người phát ngôn Bộ Công an chủ trì cuộc họp. Có rất đông nhà báo đăng ký tham gia đưa tin buổi họp báo.

Tại buổi họp báo Trung tướng Trần Văn Vệ, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, cho biết bỏ hộ khẩu, không có nghĩa bỏ quản lý con người. Bộ này đang thực hiện đề án thu thập dữ liệu dân cư quốc gia.

Cũng theo Trung tướng, Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia sẽ tập hợp 15 trường thông tin cơ bản nhất của con người, bất kỳ ngành nào cũng sử dụng đến. Công dân chỉ cần mang thẻ căn cước hoặc nhớ số định danh, cơ quan chức năng sẽ truy cập từ cơ sở để có các thông tin cần thiết.

Hiện đang có nhiều ý kiến hiểu rằng bỏ sổ hộ khẩu là bỏ hẳn quản lý bằng hộ khẩu, điều này là không đúng. Thực chất vẫn là quản lý theo sổ hộ khẩu nhưng bằng công nghệ thông tin, trên thế giới không nước nào bỏ quản lý theo sổ hộ khẩu cả, chỉ bỏ tờ giấy hộ khẩu, chuyển sang quản lý con người bằng công nghệ thông tin.

Quyền tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát khẳng định hiện "chưa bỏ sổ hộ khẩu" mà thay thế bằng hình thức quản lý qua công nghệ thông tin.

"Sau này khi cơ sở dữ liệu cư dân và việc cấp mã số định danh hoàn tất sẽ bỏ sổ hộ khẩu" — ông Vệ nói.

Ngày 14-11 tới đây, Bộ Công an sẽ tổ chức hội nghị triển khai trên toàn quốc, sau đó sẽ tập huấn cho đội ngũ cán bộ thu thập từ công an tỉnh đến huyện, phường/xã, phát bảng kê đến từng hộ đối chiếu với dữ liệu của mình, cùng lực lượng công an xác thực, trên cơ sở đó nhập dữ liệu.

Dự kiến trong vòng 2-3 năm sẽ hoàn thành. Về việc bỏ CMND, đây là giấy tờ tùy thân nên phải có. Sau này bỏ CMND thì sẽ sử dụng thẻ căn cước, hiện đang sử dụng cả ba loại thẻ (CMND 9 số, 12 số, thẻ căn cước). CMND có rất nhiều bất tiện, làm thủ công, dễ bị làm giả. Thẻ căn cước bằng công nghệ hiện đại, hiện đã thí điểm 16 tỉnh/thành. Từ năm 2020 sẽ triển khai toàn bộ các tỉnh/thành còn lại trên cả nước. Trung tướng Vệ cũng khẳng định sẽ không còn lần nào chậm trễ trả thẻ căn cước nữa.

Chính phủ giao Bộ Công an thực hiện dự án và tối đa 2-3 năm nữa mới có lộ trình bỏ sổ hộ khẩu. Khi cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thành, các bộ ngành sẽ sử dụng nguồn tài nguyên thông tin này.

Bộ Công an dự kiến đến năm 2020 khi xong cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy. Nhiều nước trên thế giới không bỏ quản lý hộ khẩu mà chỉ bỏ phương thức quản lý thủ công.

Thiếu tướng Lương Tam Quang giải thích thêm: Bãi bỏ đang ký bằng số hộ khẩu và thay thế bằng mã số định danh cá nhân không có nghĩa là "bỏ quản lý". Đây là thay đổi hình thức quản lý để không còn thủ công, rườm rà như trước. Để làm được việc này phải có lộ trình.

Bộ Công an dự kiến đến năm 2020 sẽ tham mưu sửa đổi một luật, bảy nghị định và năm thông tư liên tịch, gần 20 thông tư của bộ để phù hợp với việc quản lý này.

Nguồn: PLO

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала