Mặc dù Hoa Kỳ rút khỏi TPP, các nước còn lại vẫn tiếp tục các nỗ lực chung

© Ảnh : TTXVNBộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các bộ trưởng liên quan tại APEC vẫn duy trì thảo luận về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cho biết tại buổi họp báo chiều 9-11, ngay sau khi kết thúc Hội nghị Liên Bộ trưởng Ngoại giao.

Cuộc họp báo do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chủ trì, nhằm công bố những kết quả chính của AMM lần 29.

Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, sau ba phiên họp trong hai ngày 8 và 9-11, Hội nghị AMM lần thứ 29 đã thành công tốt đẹp. Phó thủ tướng cũng điểm qua bốn kết quả nổi bật của hội nghị.

© Ảnh : TTXVNNgày 9/11/2017, các Bộ trưởng Kinh tế của 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (không có Mỹ) đã nhóm họp ở TP. Đà Nẵng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi.
Ngày 9/11/2017, các Bộ trưởng Kinh tế của 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (không có Mỹ) đã nhóm họp ở TP. Đà Nẵng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi. - Sputnik Việt Nam
Ngày 9/11/2017, các Bộ trưởng Kinh tế của 11 nước tham gia đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (không có Mỹ) đã nhóm họp ở TP. Đà Nẵng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi.

Thứ nhất, trong bối cảnh tình hình kinh tế khu vực còn nhiều bất định, khó khăn, các bộ trưởng đã khẳng định quyết tâm duy trì đà hợp tác và liên kết của APEC. Các bộ trưởng tại AMM đã bàn thảo nhiều biện pháp cụ thể thúc đẩy thương mại tự do, thuận lợi hóa đầu tư của khu vực, hoàn tất hoàn thiện các mục tiêu Bogor, tăng cường kết nối đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu, giảm rủi ro, chú trọng nâng cao năng lực của các thành viên, hoan ngênh nỗ lực của các thành viên triển khai tuyên bố Lima — hướng tới thành lập Khuôn khổ hợp tác thương mại tự do châu Á — Thái Bình Dương (FTAAP).

Thứ hai, trước xu thế biến đổi sâu rộng của toàn cầu hóa hiện nay, các bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cải cách cơ cấu, nâng cao năng suất, hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, trang bị kỹ năng mới cho người lao động trong thời kỳ bước vào kỷ nguyên số.

Thứ ba, các bộ trưởng thông qua nhiều sáng kiến quan trọng, đáng chú ý là khuôn khổ thuận lợi hoá thương mại điện tử xuyên biên giới, cũng như Chiến lược APEC về các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bền vững và sáng tạo, và các sáng kiến nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu 2020, an ninh lương thực.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: Nga ủng hộ thành lập khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương

Các bộ trưởng cũng thông qua nhiều văn kiện trình lên lãnh đạo APEC những ngày tới, trong đó có nhiều văn kiện dự kiến thông qua trong năm nay, như thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội…

Thứ tư, là chuẩn bị cho APEC trong quá trình bước vào giai đoạn phát triển thứ tư, hoàn thành các mục tiêu Bogor năm 2020, cũng như thống nhất duy trì thảo luận cho các mục tiêu sau năm 2020.

Tiếp sau phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cung cấp thêm thông tin về các phiên làm việc của AMM trong 2 ngày qua. Ông cho biết các bộ trưởng đã thể hiện quyết tâm và tinh thần và định hướng để đảm bảo thương mại toàn cầu hóa ở khu vực châu Á — Thái Bình Dương

"Những nội dung các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế đã thảo luận và thông qua ở hội nghị AMM có nội dung toàn diện và cũng rất đa dạng, nhiều góc độ, cấp độ, phản ánh được sự quan tâm về các lợi ích đa dạng của các nền kinh tế thành viên APEC" — Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

TPP sẽ sửa đổi, FTAAP trì hoãn

Trong phần trả lời họp báo sau đó, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh đã tiếp nhận các câu hỏi liên quan tới TPP và Khu vực Thương mại Tự do châu Á (FTAAP).

Chiều 7/11/2017, tại thành phố Đà Nẵng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia APEC 2017, Chủ tịch Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM) APEC 2017 chủ trì Họp báo về kết quả Hội nghị tổng kết của các Quan chức Cao cấp APEC 2017 (CSOM). - Sputnik Việt Nam
Mỹ sẽ quay trở lại TPP trong dịp APEC tại Việt Nam?
Liên quan tới tương lai của TPP — hiệp định rất được quan tâm nhưng đối mặt với nguy cơ trì hoãn sau khi Mỹ tuyên bố rút, ông Trần Tuấn Anh khẳng định 11 nước còn lại vẫn tiếp tục nỗ lực điều chỉnh, nhằm đảm bảo lợi ích của từng thành viên.

"Các nước vẫn nỗ lực duy trì TPP như một hiệp định chất lượng cao, đồng thời chủ động tìm những điểm tương đồng, phù hợp, nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia. Mặc dù Hoa Kỳ rút khỏi TPP, các nước còn lại vẫn tiếp tục các nỗ lực chung. Và rõ ràng trong bối cảnh mới, các nước trong TPP cũng đang tồn tại nhiều vấn đề phải tiếp tục thảo luận để đồng thuận, chia sẻ, tạo ra một thế cân bằng mới, tạo điều kiện cho TPP tiếp tục có hiệu lực", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

TPP là hiệp định thương mại tự do có sự tham gia của Việt Nam cùng 11 thành viên khác ban đầu gồm: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản. Tuy nhiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, ông đã quyết định rút khỏi TPP.

Mỹ là một nền kinh tế lớn trong khối, nên khi họ rút đi, tương lai của TPP đã bị nghi ngờ. Các nước còn lại dẫu vậy cũng rất muốn "cứu" TPP vì những lợi ích thương mại mà hiệp định mang lại.

Trong các chương trình làm việc của APEC, FTAAP cũng được nhắc tới khá nhiều. Tuy nhiên thỏa thuận kinh tế này đã trì trệ, bất kể những ý tưởng quan trọng nhằm hiện thực hoá FTAAP được nêu ra tại APEC Lima năm 2016 (Peru).

TPP - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đàm phán lại TPP: Điều gì còn quan trọng hơn thế?
Mặc dù vậy khi được hỏi về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết dù các nền kinh tế đã nỗ lực nghiên cứu kế hoạch hành động để đưa FTAAP vào thực tế, nhưng đối với 21 nền kinh tế khác nhau và giữ vai trò, ý nghĩa riêng ở châu Á, việc tìm sự đồng thuận không thể nhanh chóng.

Ông nói thêm:

"Mỗi nước có trình độ, mức độ, sự phát triển kinh tế — xã hội khác nhau, có những mối ưu tiên đa dạng, nhiều lĩnh vực. Vì vậy việc xây dựng một chương trình hành động cụ thể là không hề đơn giản…  Chính vì thế, các bộ trưởng quyết định sẽ cần thêm thời gian để tiếp tục thảo luận, làm rõ nội dung, dựa trên các ưu tiên của thành viên về FTAAP".

Hai lần hoãn họp báo

Họp báo AMM ban đầu dự kiến diễn ra vào chiều 8-11, song bị hoãn vào phút cuối vì còn nhiều vấn đề các bên chưa thể thống nhất.

Đến 11h trưa 9-11, giờ dự kiến diễn ra họp báo mới, các bộ trưởng vẫn tiếp tục nhóm họp và báo giới một lần được thông tin sự kiện được dời sang thời điểm không xác định sau 12h30, trước khi chốt thời điểm 15h.

Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam như thế nào sau "cơn choáng" TPP?
Hội nghị AMM, với sự tham dự của các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên APEC, khai mạc sáng 8-11 và lập tức bước vào nghị trình căng thẳng, thể hiện qua việc cuộc họp báo bị hoãn không chỉ một lần.

Chủ trì Hội nghị này là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, ngoài ra còn có sự tham dự của Giám đốc điều hành Ban Thư ký quốc tế APEC, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh (ABAC)…

Các thành viên hội nghị AMM đã thảo luận về những gì APEC đã và đang thực hiện để hướng tới mục tiêu Bogor, cũng như bàn bạc về các bước tiếp tới để thúc đẩy quá trình hoàn thành mục tiêu quan trọng này.

Nguồn: Tuoitre

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала