Hiện đại hóa vũ khí hạt nhân Mỹ tại căn cứ quân sự ở CHLB Đức

© AFP 2023 / Martin Goldhahn / dpaCăn cứ quân sự Mỹ Ramstein
Căn cứ quân sự Mỹ Ramstein - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Kế hoạch của Mỹ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân đang được triển khai tại châu Âu, các cuộc tập trận sử dụng hạt nhân là vi phạm chế độ kiểm soát vũ khí - cuộc chạy đua vũ trang sẽ bước sang một giai đoạn mới. Chuyên gia giải trừ quân bị Otfried Nassauer cảnh báo về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Hai thìa nhỏ xung đột lợi ích, dẫn đến một cốc đầy chạy đua vũ trang hạt nhân, một sự thiếu tin tưởng lẫn nhau — đó là những thành tố của cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Otfried Nassauer, chuyên gia về vũ khí nguyên tử của Trung tâm Thông tin an ninh xuyên Đại Tây Dương tại Berlin (BITS), mặc dù  không chắc chắn nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng — "Tôi đã dẫn ra các yếu tố, có nghĩa là, các thành phần, mà trong quá khứ đã có thể phát động một cuộc Chiến tranh Lạnh", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Nassauer lo lắng  theo dõi sự biến chuyển của chính sách an ninh ở châu Âu và thế giới:

"Xu hướng nghiêm túc giảm bớt tiềm lực vũ khí hạt nhân đã tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, những năm tới có thể đảo ngược lại và trở thành hiện đại hóa hạt nhân."

Chuyên gia lưu ý đến thực tế  Mỹ dự định sẽ hiện đại hóa khoảng 150 vũ khí hạt nhân, đang được lưu giữ ở châu Âu.

"Tất cả đều là những quả bom thả từ máy bay. Hiện tại, một phiên bản hiện đại hơn đang được chế tạo, sẽ nhắm trúng mục tiêu một cách chính xác hơn, có sức công phá nhỏ hơn, và do đó sẽ được ứng dụng linh hoạt hơn so với trước đây. "

 

Liệu sẽ có những tên lửa mới ở châu Âu?

căn cứ quân sự Ramstein - Sputnik Việt Nam
Đức có thể chấm dứt việc cho Mỹ thuê căn cứ quân sự Ramstein sau hai năm

Mặt khác, Nassauer nói, có thể có khả năng trên cơ sở những lời buộc tội lẫn nhau giữa Nga và Hoa Kỳ vi phạm Hiệp ước loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung, các hệ thống hạt nhân mới sẽ được bố trí tại châu Âu.

Vào đầu tháng 11, Sigmar Gabriel, khi đó là Bộ trưởng Ngoại giao trong một cuộc phỏng vấn với tờ Bild, đã cảnh báo về việc triển khai tên lửa tầm trung mới ở châu Âu.
Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm ngắn và tầm trung được ký năm 1987 giữa Liên bang Xô Viết và Hoa Kỳ hiện nay không có ý nghĩa đặc biệt, và đây là một sai lầm lớn, Nassauer nói. Vấn đề ở chỗ là các bên ngày càng thiếu tin tưởng lẫn nhau:

"Việc kiểm soát vũ khí thông thường không được coi trọng, lợi ích địa chính trị của Nga không được tính đến. Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau dẫn đến thực tế là các hiệp định kiểm soát vũ khí được ký kết giữa các bên ngày nay được đánh giá thấp hơn so với trước đây ".

Mối đe dọa của cuộc khủng hoảng hạt nhân mới

  "Chúng ta cần minh bạch hơn, — ông Nassauer nói — để chúng ta không rơi vào tình huống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia thiếu sự tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau trong những thời điểm khủng khiếp nhất: ví dụ, như cuộc khủng hoảng Cuba, họ đã đi đến ngưỡng giới hạn, vượt quá đó là bắt đầu cuộc chiến tranh hạt nhân."

Trong bài phát biểu trên đài phát thanh NDR, Nassauer lưu ý đến tweets (viết trên Twitter) và các tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, người gọi  START-III, một trong những hiệp ước quan trọng nhất với Nga về kiểm soát vũ khí hạt nhân là "thỏa thuận một phía" có nghĩa là chỉ có lợi cho Nga. Vì vậy, ông bác bỏ đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin gia hạn hiệu lực của hiệp ước thêm năm năm.

Theo tin đã đưa, gần đây tại một cuộc họp ở Nhà Trắng, Trump tuyên bố ông cho rằng việc tăng tiềm lực hạt nhân của Mỹ lên mười lần là sự hợp lý. Nassauer nhấn mạnh: không biết có phải ông Trump đã thực sự nói lên điều này, nhưng ông đã phản ánh rõ ràng quan điểm của mình trong một tuyên bố khác: "Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể đồng ý rằng không có nước nào có vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu — và trong khi — các quốc gia sở hữu nó, thì chúng tôi sẽ là người đứng đầu nhóm nước này ", Trump đã viết trên Twitter vào năm ngoái.

  Vài tháng nữa Trump cần phải xác định quan điểm của mình và trình Quốc hội cái gọi là Tổng quan tình trạng hạt nhân ((Nuclear Posture Review), báo cáo về tương lai tiềm năng hạt nhân của Mỹ và vai trò tương lai của vũ khí hạt nhân, ông Nassauer nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала