Đốt cháy than là lùa bão vào Việt Nam

© Sputnik / Alexey Malgavko / Chuyển đến kho ảnhNhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối mặt với những biểu hiện tàn phá của sự nóng lên toàn cầu, bỏ ra các khoản tiền lớn để khắc phục hậu quả, hầu hết những người không phải là chuyên gia không nghĩ rằng hiện tượng mang tên hiệu ứng nhà kính chủ yếu do chính con người gây nên.

Khói xe ô tô, các ống khói nhà máy, các nhà máy nhiệt điện và thậm chí hoạt động thiêu hủy rác thải đang gây ô nhiễm khí quyển.

Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vị trí thứ 5 của Việt Nam còn tồi tệ hơn vị trí thứ 10 của Hoa Kỳ
Nóng lên toàn cầu không còn chỉ là lý thuyết mà trở thành vấn đề quan trọng đối với cư dân Trái đất. Sự tiếp tục nóng lên sẽ dẫn đến những hậu quả thảm khốc, trước hết là đối với các quốc đảo và quốc gia ven biển. Nước nở ra khi bị hâm nóng nên khối lượng nước trong các đại dương sẽ tăng lên. Tăng khối lượng nước còn do sự tan chảy tích cực của các lớp tuyết ở Canada, Greenland, Siberia, Nga, do sự rút lui của các sông băng ở Bắc Cực và Nam Cực. Theo  tính toán của các chuyên gia Đức, đến năm 2100 mức nước biển thế giới sẽ tăng thêm 1,5 — 2 mét. Các thành phố như Venice, Los Angeles, Amsterdam, Hamburg, St. Petersburg, San Francisco sẽ bị đe dọa. Dự đoán mức tăng 30 centimet có thể xảy ra vào năm 2040 sẽ dẫn đến thực tế Việt Nam bị mất 6% diện tích hiện tại.

Nhưng tác động của hiệu ứng nhà kính không chỉ giới hạn ở đây, — ông Aleksey Svitich, phó giám đốc bộ phận Nga của Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga tại Việt Nam cho biết. Ông nói:

"Các khí nhà kính, trước hết như carbon dioxide là sản phẩm của quá trình đốt than và dầu, chúng tạo một "mái nhà kính" trên hành tinh và phần lớn nhiệt do Trái đất tỏa ra sẽ dội ngược trở lại. Càng nhiều cacbon dioxite trong khí quyển, hiệu ứng nhà kính càng mạnh. Đặc biệt trong tình huống này xuất hiện những luồng không khí cục bộ và di chuyển chiều thẳng đứng từ bề mặt Trái đất đạt độ cao lên đến 14 km. Hậu quả sẽ là những cơn bão và lốc xoáy".

Tại Hội nghị Khí hậu của Liên hợp quốc diễn ra giữa tháng 11, theo sáng kiến ​​của Vương quốc Anh và Canada đã thành lập một liên minh chống sử dụng than, trước mắt là trong hoạt động sản xuất điện. Than bị gọi là cái ác sinh thái lớn nhất. 19 quốc gia gồm Pháp, Ý, New Zealand, Phần Lan và một số bang của Hoa Kỳ đã cam kết hoàn toàn từ bỏ năng lượng than vào năm 2030.

Thiết bị sản xuất tại công ty Nga Silovye mashiny dành cho nhà máy Long Phú-1 - Sputnik Việt Nam
Vì sao miền Nam Việt Nam cần thêm nhà máy nhiệt điện?

"Việt Nam hứa sẽ cắt giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2030," — TS. Võ Văn Thuận, nguyên viện trưởng Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. — "Nhưng đồng thời tỷ trọng năng lượng than trong cùng năm 2030 dự kiến ​​sẽ tăng từ 33% hiện nay lên 55%. Tức là đến năm 2030, các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam sẽ đốt 120 triệu tấn than. Chủ yếu đó là than nhập khẩu vì Việt Nam sẽ không đủ tự cung cấp. Mỗi năm sẽ có hàng trăm ngàn tấn carbon dioxide, bụi than và tro bị thải vào khí quyển."

Tất nhiên, có những lựa chọn thay thế các nhà máy điện đốt than. Tuy nhiên, theo một chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Việt Nam, ông Nguyễn Mộng Sinh, khả năng tiếp tục phát triển thủy điện trong nước đã gần cạn kiệt. Các năng lượng từ Mặt trời hay gió sẽ không đủ để cung cấp điện cho một thành phố lớn hoặc khu công nghiệp.

Tất cả các nền kinh tế tiên tiến, — chuyên gia Lã Hồng Kỳ, Bộ Công Thương Việt Nam nêu ý kiến, — để đảm bảo an ninh năng lượng và giảm lượng khí thải khí nhà kính đều đang sử dụng điện hạt nhân. Không thải CO2 vào khí quyển, không gây hại cho môi trường, điện hạt nhân ngày nay đang sản xuất 11% lượng điện trên thế giới.

Kỹ sư thủy điện Nguyễn Gioi tin rằng cả thế giới sẽ rút lui khỏi sự phụ thuộc vào than đá và đưa điện hạt nhân lên hàng đầu. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала