Làm gì để chống chủ nghĩa khủng bố tôn giáo?

© © Screenshot: 21st Century Terrorism Research CenterОдин из главарей террористической группировки ДАИШ косовар Лавдрим Мухаджери
Один из главарей террористической группировки ДАИШ косовар Лавдрим Мухаджери - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố tôn giáo không thể chỉ bằng vũ lực, mà cần phải kết hợp với các biện pháp khác.

Vấn đề chống khủng bố nói chung và khủng bố tôn giáo nói riêng đang đặt ra trước mắt các quốc gia những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Để chống chủ nghĩa khủng bố tôn giáo một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ nguồn gốc cũng như đặc điểm của nó.

Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài của Nikolay Yurevich Grigorev- Tiến sĩ triết học, Phó giáo sư Khoa quảng cáo và quan hệ công chúng trong ngành truyền thông của Đại học In ấn Quốc gia Matxcơva và Eduard Borisovich Rodyukov — Tiến sỹ xã hội học, Phó giáo sư khoa học xã hội thuộc Đại học quân sự — Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đăng trên Trang Bình luận quân sự Độc lập ngày 21/7/2017.

Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đã phát triển với quy mô rộng lớn và trở thành một hiện tượng xã hội chính trị rộng rãi, có cơ cấu phức tạp, mang những tính năng đặc biệt, gây ra những mâu thuẫn trong xã hội hiện tại.

Động cơ tôn giáo vốn là cấp tiến nhất, vì cơ sở của tôn giáo chính là niềm tin của con người vào sự tồn tại sau khi chết đi. Vì vậy, nếu cuộc chiến chống khủng bố chỉ thiên về tăng cường pháp luật hình sự sẽ không có hiệu quả: việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc nhất, kể cả án tử hình, cũng sẽ được những kẻ khủng bố tôn giáo coi như là một phần thưởng.

Khái niệm "Chủ nghĩa khủng bố tôn giáo" chỉ mang tính ước lệ, bởi trên thực tế, nội dung truyền thống của các tôn giáo trên thế giới không kêu gọi khủng bố mà chỉ ủng hộ các giá trị nhân văn cơ bản. Vấn đề ở chỗ, người ta đã dùng các lực lượng chính trị xã hội khác nhau để sử dụng tôn giáo như là một hệ tư tưởng đại chúng có ảnh hưởng đến quần chúng nhằm thực hiện mục đích của mình.

Các yếu tố như: nguồn gốc sâu xa của tôn giáo trong ý thức của công chúng nói chung, việc các tôn giáo bảo tồn trong con mắt của dân chúng giá trị của mình như là một biểu tượng thống nhất đã khẳng định khả năng sử dụng tôn giáo như là một sự che đậy hiệu quả về mặt tư tưởng cho việc thực hiện những hành vi cực đoan, và đôi khi là những hành động khủng bố.

Những mối đe dọa chủ yếu

Trong điều kiện hiện đại kể từ cuối thế kỷ XX, đặc biệt là trong những năm 70 — 80, vai trò của chủ nghĩa khủng bố tôn giáo tăng nhanh và diễn biến khá phức tạp tại các khu vực, làm tăng nguy cơ khủng bố tôn giáo đối với an ninh toàn cầu và các quốc gia.

© AP Photo / Militant VideoTên khủng bố của IS
Tên khủng bố của IS - Sputnik Việt Nam
Tên khủng bố của IS

Có thể nêu lên một số đặc điểm nổi bật của khủng bố tôn giáo như sau:

Thứ nhất, nền tảng hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố tôn giáo tạo cơ hội cho việc sử dụng rộng rộng rãi các hình thức khủng bố cũng như các phương thức đấu tranh trong các điều kiện chính trị xã hội và trong các khu vực khác nhau.

Các khái niệm phổ biến nhất của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo là do sự xâm nhập của Hồi giáo vào các nước trên thế giới và khả năng ảnh hưởng của nó tới các giai tầng quần chúng, trong đó bao gồm cả các tầng lớp bên lề xã hội, do sự xuất hiện các mâu thuẫn gay gắt giữa các quốc gia Hồi giáo hay các nhóm chính trị bị ảnh hưởng bởi các quốc gia Hồi giáo với các nước phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ.

Đây được coi là hiện thân của cái ác trong thế giới hiện đại, là mối đe dọa chính đối với Hồi giáo, đến nền văn hoá cũng như sự tồn tại độc lập của các quốc gia Hồi giáo trong điều kiện toàn cầu hóa đang ngày càng tăng.

Yếu tố này đã gây ra sự nổi dậy của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo bên ngoài phạm vi Trung Đông và Bắc Phi, trở thành một yếu tố toàn cầu.

Các khu vực khác của chủ nghĩa khủng bố tôn giáo (Christian, Do Thái, v.v…) mang tính chất cục bộ địa phương nhiều hơn, nhưng cũng có thể đặt ra mối đe dọa tới an ninh quốc gia, như hoạt động của các nhóm cực đoan "Uy lực trắng" ở Mỹ và sự xuất hiện của các tổ chức cực đoan tôn giáo ở Ái Nhĩ Lan và Tây Ban Nha.

Thứ hai, sự gia tăng nguy cơ xã hội của các mục tiêu khủng bố tôn giáo. Những mục tiêu chiến lược chủ yếu của khủng bố tôn giáo không rõ ràng, đi đôi với việc sử dụng các cụm từ tôn giáo phức tạp.

Thường thì đó là cách diễn đạt các mục tiêu liên quan đến việc tiến hành một cuộc thánh chiến, tiêu diệt cái ác, làm trong sạch tôn giáo trên thế giới, thực hiện các cuộc cách mạng Hồi giáo, hình thành các quốc gia thần quyền — Các quốc vương Hồi giáo v.v… Mặt khác, các nhiệm vụ khủng bố tôn giáo thường vượt ra ngoài khuôn khổ các mục tiêu đặt ra.

Nguồn: baodatviet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала