Ngày cuối bi thảm của Không quân Việt Nam Cộng hòa

© Ảnh : HistoryChiến tranh Việt Nam diễn ra vào thời kỳ bùng nổ thông tin truyền thông đại chúng, với sự có mặt của rất nhiều phóng viên chiến trường, nhiều bức ảnh màu chất lượng đã ghi lại cận cảnh cuộc chiến khổ sở của lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam diễn ra vào thời kỳ bùng nổ thông tin truyền thông đại chúng, với sự có mặt của rất nhiều phóng viên chiến trường, nhiều bức ảnh màu chất lượng đã ghi lại cận cảnh cuộc chiến khổ sở của lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong chiến dịch HCM, tên lửa vác vai A-72 luôn bám sát các mũi thọc sâu binh chủng hợp thành và chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, bắn rơi tại chỗ 34 máy bay các loại của KQ VNCH.

Từ hạng 4 thế giới…

Thăm, chúc mừng Thiếu tướng Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương - Sputnik Việt Nam
Tướng Lê Mã Lương nói về chế độ VNCH: “Nhìn thẳng vào lịch sử để hòa giải với quá khứ“
Trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, chính quyền Sài Gòn được Mỹ viện trợ cho hàng ngàn máy bay đủ các loại và Không quân Việt Nam Cộng hòa (KQ VNCH) đã từng tự hào được xếp hạng thứ 4 trên Thế giới (sau Mỹ, LX, TQ) và thứ 2 tại châu Á.

Lúc cao điểm, trong biên chế của KQ VNCH có tới 2.075 máy bay quân sự bao gồm: khoảng 550 máy bay chiến đấu A-1 (AD-6), A-37 và F-5; hơn 1.000 trực thăng UH-1 và CH-47; tới 200 phi cơ trinh sát O-1, O-2 và U-17; hơn 150 phi cơ vận tải C-7, C-47, C-119 và C-130…

© Ảnh : Thời ĐạiVũ khí bên sườn trái AC-119
Vũ khí bên sườn trái AC-119 - Sputnik Việt Nam
Vũ khí bên sườn trái AC-119

Năm 1965, khi cuộc chiến VN đang ở lúc cao trào, chế độ Sài Gòn đã hô hào "lấp sông Bến Hải, bắc tiến" và KQ VNCH hăng hái cho các máy bay cường kích cánh quạt AD-6 phối hợp cùng với máy bay phản lực Mỹ vào đánh phá khu vực Vĩnh Linh của ta chỉ có pháo cao xạ bảo vệ.

© Ảnh : Thời ĐạiXác chiếc máy bay L-19 bị bắn rơi trên đường phố Sài Gòn sáng 30/4/1975
Xác chiếc máy bay L-19 bị bắn rơi trên đường phố Sài Gòn sáng 30/4/1975 - Sputnik Việt Nam
Xác chiếc máy bay L-19 bị bắn rơi trên đường phố Sài Gòn sáng 30/4/1975

Tuy nhiên, họ cũng không dám đánh sâu hơn lên phía Bắc vì còn sợ sẽ gặp phải lực lượng tên lửa và không quân tiêm kích thiện chiến của Việt Nam.

Nhưng pháo cao xạ Việt Nam cũng không dễ nhằn: dù chỉ có 1 đại đội pháo cao xạ 37 ly (đại đội 25 của trung đoàn 270) cùng với lực lượng dân quân tự vệ và công an trang bị súng máy, súng trường nhưng KQ VNCH đã bị thiệt hại nặng nề trong ngày 8/2/1965.

Quân ta đã bắn rơi tại trận 5 chiếc AD-6, trong đó đại đội 25 đã bắn rơi 3 chiếc và bắn bị thương (trúng cánh) máy bay của tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy phi đoàn này làm tướng Kỳ phải bỏ chạy, sau đó thì KQ VNCH không dám "thò cổ" ra miền Bắc nữa!

Sau khi Mỹ rút quân năm 1973 và cắt giảm viện trợ thì KQ VNCH đã không còn duy trì được lực lượng như trước nữa. Trong suốt cuộc chiến, KQ VNCH đã bị thiệt hại nặng nề bởi hỏa lực phòng không của ta và các đòn tập kích của pháo binh Quân giải phóng (QGP) vào các sân bay của họ.

… đến những ngày cuối cùng bi thảm

Đơn vị kiểm soát đường không Lính thủy đánh bộ Mỹ số 4 đóng quân trên bán đảo Sơn Trà gần Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng và sân bay có thể được nhìn thấy trong nền ảnh. Mái che radar màu xám là radar cảnh giới và kiểm soát không lưu tầm xa AN / TPS-22 và mái vòm màu trắng ở phía trước là radar cảnh giới AN / TPS-34. - Sputnik Việt Nam
Kiểm soát không lưu của VNCH thán phục trước lính radar miền Bắc Việt Nam
Đến mùa xuân 1975, Không quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục bị tổn thất nặng hơn trước cuộc tấn công như vũ bão của Quân giải phóng từ trận Buôn Ma Thuột 10/3/1975. Vào tháng 4/1975 KQ VNCH còn tới 1.069 máy bay các loại.

Đến cuối tháng 4/1975, KQ VNCH chỉ còn lại 803 máy bay (có 183 chiếc F-5 và A-37) bố trí ở 3 căn cứ chính là Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và vài sân bay nhỏ nhưng số còn sử dụng được chỉ là 456 chiếc, trong đó có 98 chiếc F-5 và A-37 cùng một số AD-6.

Từ 22/4/1975 sân bay Biên Hòa bị quân ta pháo kích liên tục nên không thể hoạt động được, số phi vụ của KQ VNCH giảm sút mạnh.

Trong thời gian chiến dịch HCM, KQ VNCH hoạt động bình quân 106 phi vụ/ngày trên toàn mặt trận, cao nhất là 225 phi vụ ngày 27/4, ban ngày sử dụng các loại máy bay F-5, A-37, AD-6 và trực thăng vũ trang, ban đêm dùng AC-119 đánh phá liên tục.

Nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng của KQ VNCH là những phi vụ trong ngày 28-29/4/1975 của các máy bay cường kích A-37, AD-6 và AC-119 nhằm cố cản bước QGP tiến vào Sài Gòn…

© Ảnh : Thời ĐạiUH-1 của VNCH bị đẩy xuống biển…
UH-1 của VNCH bị đẩy xuống biển… - Sputnik Việt Nam
UH-1 của VNCH bị đẩy xuống biển…

Máy bay cường kích AC-119 được cải tiến từ vận tải cơ C-119, chuyên dùng để ngăn chặn dòng vận tải vũ khí, đạn dược của ta trên đường Trường Sơn.

Chúng là loại rất nguy hiểm vì có thể bay lâu, mang theo nhiều vũ khí. Lúc đầu địch sử dụng cường kích AC-47 (cải hoán từ loại vận tải cơ C-47) nhưng các khẩu súng cỡ nhỏ của nó không đủ mạnh nên KQ Mỹ đã phải triển khai loại AC-119 rồi AC-130 được trang bị hỏa lực mạnh hơn.

Các loại máy bay này được trang bị hệ thống điện tử mới nhất như radar xung định vị, các thiết bị hồng ngoại nhìn đêm, phát hiện tia lửa điện… để có thể săn tìm các xe tải cả ngày lẫn đêm. Về hỏa lực, AC-119 mạnh hơn AC-47 với 2 khẩu pháo 6 nòng cỡ 20mm và 4 súng máy 6 nòng cỡ 7,62mm.

A-37 Dragonfly - Sputnik Việt Nam
Những điều ít biết về cường kích Việt Nam thu từ quân đội VNCH
Từ tháng 2/1969, Mỹ cũng cung cấp cho KQ VNCH loại máy bay này với 3 phi đoàn cường kích (Gunship) đều bố trí tại căn cứ Tân Sơn Nhất và được trang bị cả 2 loại máy bay cường kích AC-47, AC-119. Đến cuối năm 1972 tất cả AC-119 bị loại bỏ khỏi lực lượng Mỹ (trong quá trình hoạt động đã có 5 chiếc bị bắn rơi) và chỉ dùng loại AC-130.

Từ năm 1973 chỉ còn một số AC-119 của KQ VNCH tiếp tục bay cho đến sáng ngày 29/4/1975, 3 chiếc AC-119 cuối cùng đang cố bắn phá đã bị tên lửa A-72 của ta bắn rơi ngay trên không phận Sài Gòn (1 chiếc ở cầu Bình Triệu và 2 chiếc ở Phú Lâm). Đây là các phi vụ xuất kích cuối cùng của loại AC-119 KQ VNCHtrong cuộc chiến.

Cùng trong buổi sáng này, trung đoàn 593 đã kịp thời nổ súng bắn rơi 1 chiếc F-5, yểm trợ bộ binh ta đánh chiếm căn cứ Đồng Dù.

Sáng sớm ngày 30/4, Trung đoàn cao xạ 234 bám sát yểm hộ bộ binh đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất đã bắn rơi tại chỗ 1 chiếc L-19 và đây chính là chiếc máy bay cuối cùng của KQ VNCH bị bắn rơi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước!

Vào những ngày cuối cùng này, KQ VNCH dù còn tới gần 500 máy bay đủ các loại và dự trữ bom đạn, xăng dầu không ít, chứ không phải "thiếu thốn do Mỹ cắt viện trợ" như sau này họ nói. Bằng chứng là sau 30/4 ta còn đủ dùng vài năm để đánh quân Khơme đỏ…

Căn cứ không quân Utapao trên đất Thái Lan là nơi tiếp nhận nhiều máy bay quân sự của Không lực Việt Nam Cộng hòa di tản - Sputnik Việt Nam
Số phận những chiến đấu cơ F-5, A-37 của VNCH tháo chạy sang Thái Lan
Tuy nhiên, gặp phải lực lượng phòng không của ta rất mạnh và dày dạn kinh nghiệm chiến đấu với Không quân Mỹ trong nhiều năm, còn KQ VNCH lại có tinh thần bạc nhược nên đã không thể làm được gì hơn để cứu vãn chế độ Sài Gòn khỏi sụp đổ.

Theo tổng kết chiến đấu, trong toàn Chiến dịch mùa Xuân 1975 giải phóng miền Nam, lực lượng phòng không ba thứ quân của ta đã bắn rơi 253 máy bay các loại và diệt nhiều sinh lực, phương tiện chiến tranh khác, tạo thành sức mạnh tổng hợp áp đảo không quân địch trên chiến trường.

Mở màn Chiến dịch HCM, Tiểu đoàn 103, Trung đoàn cao xạ 280 đã đánh tan đợt không kích của địch, bắn rơi tại chỗ 1 chiếc trực thăng vũ trang UH-1A tại ngầm Bến Bầu.

Trung đoàn 245 bắn rơi 2 chiếc AD-6 và 1 chiếc A-37, Trung đoàn 243 bắn rơi 4 chiếc (đặc biệt tiểu đoàn 18 đã bắn rơi 1 chiếc F-5 trong khi đang hành tiến), còn Lữ đoàn 71 pháo 37 mm đã bắn rơi 1 A-37 và 1 F-5 rồi hạ nòng diệt các hỏa điểm địch trên nhà cao tầng ở Hố Nai…

Tát nước đầu đình - Hoàng Oanh, Đào Duy Anh - Sputnik Việt Nam
Bác sĩ người Việt bị lôi khỏi máy bay Mỹ từng là trung úy quân y, nhạc sĩ của chế độ VNCH
Riêng trong chiến dịch này, bộ đội Tên lửa vác vai A-72 luôn bám sát các mũi thọc sâu binh chủng hợp thành, chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí và đã bắn rơi tại chỗ 34 máy bay các loại. Ở hướng tây bắc Sài Gòn, ngày 29/4 tên lửa A-72 đã đánh rất giỏi, bắn rơi 9 máy bay KQ VNCH ở khu vực Phú Lâm, Tân Tạo, ngã tư Bảy Hiền.

Nổi bật là xạ thủ Trịnh Xuân Long trong 1 ngày với 2 quả đạn đã bắn cháy 2 máy bay địch. Ngày 28/4, xạ thủ Hoàng Văn Quyết phóng 1 quả A-72 diệt 1 chiếc F-5 và đây là chiếc máy bay địch thứ 5 bị anh bắn rơi trong mùa khô năm 1975.

Xạ thủ Bùi Anh Tuấn phóng đạn bắn rơi 6 máy bay địch và đã hy sinh anh dũng. Trên hướng lộ số 4, thị xã Tân An, các phân đội A-72 đã phóng 13 tên lửa bắn rơi tại chỗ 9 máy bay và tiểu đoàn 24 súng máy cao xạ đã bắn rơi 4 trực thăng địch…

Và những phi vụ nói trên cũng chưa phải là những thiệt hại cuối cùng của Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ngày 30/4/1975 mới là ngày mà KQ VNCH thực hiện những phi vụ cuối cùng của họ.

Đó là những chiếc trực thăng UH-1 chở người tháo chạy ra các tàu chiến Mỹ đậu ở ngoài khơi bờ biển miền Nam VN và rồi phải chịu những "tổn thất cuối cùng" không phải do hỏa lực Quân giải phóng bắn hạ mà là do chính tay đồng minh Mỹ của họ đẩy rơi xuống biển để lấy chỗ hạ cánh cho những chiếc khác…

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu trong cuốn Lịch sử Quân chủng Phòng không, 1994, tập 3)

Đại tá Nguyễn Thụy Anh — Cục Khoa học Quân sự / BTTM

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала