Pháo cao xạ Việt Nam bắn rơi "Siêu pháo đài bay" B-52 của Mỹ

© Ảnh : Ảnh Tư LiệuKéo pháo vào trận địa.
Kéo pháo vào trận địa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chúng tôi có dịp đến thành phố Thái Nguyên tìm gặp và nghe các nhân chứng kể chuyện về Bộ đội Pháo cao xạ đã bắn rơi "Siêu pháo đài bay" B-52 của Mỹ. Thượng tá Đồng Quốc Huệ - nguyên Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 256 (Quân khu Việt Bắc năm 1972) đã tiếp chúng tôi.

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lịch sử hàng không VN chống khủng bố: Một mình tiêu diệt 4 tên không tặc
Ông chính là người trực tiếp chỉ huy bắn rơi 2 chiếc B-52 trên vùng trời Thái Nguyên vào đêm 24 và 26-12-1972. Buổi trò chuyện với chúng tôi còn có Đại úy Nguyễn Công Tuấn — nguyên Đại đội trưởng Đại đội 5 pháo trung cao của Trung đoàn 256 và Cựu chiến binh Nguyễn Văn Đức — nguyên Tiểu đội trưởng Báo vụ kiêm đánh dấu đường bay trong Sở chỉ huy Trung đoàn.

Họ đều là những người trực tiếp chiến đấu trong trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12-1972.

Thượng tá Đồng Quốc Huệ kể: "Trung đoàn 256 trực thuộc Quân khu Việt Bắc gồm 3 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm và 57mm, có nhiệm vụ bảo vệ Khu gang thép Thái Nguyên và Nhà máy điện Cao Ngạn.

Khu gang thép không chỉ có Nhà máy gang thép mà còn là đầu mối các chân hàng và kho vũ khí đặt xung quanh Nhà máy. Khi đế quốc Mỹ đưa máy bay B-52 đánh rộng ra miền Bắc, Trung đoàn 256 được trang bị thêm 3 đại đội pháo trung cao 100mm (pháo và đội ngũ cán bộ từ cấp trung đội trở lên do Quân chủng PK-KQ điều đến).

Tìm lại ký ức kỷ niệm 45 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam
Đến Nhà tù Hỏa Lò tìm lại ký ức 45 năm “Điện Biên Phủ trên không”
Cả 3 đại đội pháo 100mm đều không có máy ra đa ngắm bắn đánh mục tiêu ban đêm. Đơn vị huấn luyện bộ đội theo cách đánh trực tiếp bằng tay quay, dùng màn đạn bắn cản theo phương án tác chiến. Sau 2 tháng huấn luyện, cả 3 đại đội đều hoàn thành xuất sắc chương trình "cách đánh máy bay".

Tháng 11-1972, đồng chí Võ Ngọ — Trung đoàn trưởng lâm bệnh nặng phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Đồng chí Chính ủy Trung đoàn đi học vắng. Cấp trên giao cho tôi chỉ huy Trung đoàn chiến đấu…

Đêm 18-12-1972, B-52 Mỹ bắt đầu ném bom Hà Nội. Ngay trong đêm, Trung đoàn cử đoàn cán bộ do đồng chí Hà Huy Quang — Tham mưu trưởng Trung đoàn dẫn đầu về Hà Nội nghiên cứu thủ đoạn hoạt động của máy bay B-52, rút kinh nghiệm cách đánh của đơn vị bạn để bổ sung vào phương án tác chiến của Trung đoàn.

Ngày 24-12, máy bay chiến thuật Mỹ đánh ồ ạt vào Nhà máy điện Cao Ngạn, ga Lưu Xá và Khu gang thép Thái Nguyên. Các đơn vị pháo 37mm và 57mm của Trung đoàn đều chiến đấu đánh trả địch. Nhưng pháo trung cao 100mm vẫn "án binh bất động" để giữ bí mật, dành lực lượng cho nhiệm vụ đánh B-52.

Tối 24-12, trời rét đậm, sương mù dày đặc. Thế trận đánh B-52 của Trung đoàn đã sẵn sàng. 19 giờ 40 phút, thành phố Thái Nguyên báo động. Máy bay EB-66 và F-4 của địch vào phóng nhiễu và tập kích nhiều mục tiêu để thu hút hỏa lực của ta.

Chỉ mấy phút sau, những tốp B-52 ở độ cao 10km với đường bay ổn định, tiến vào vùng trời Thái Nguyên. Tôi vội lệnh cho các đại đội trung cao:

- Bỏ F-4! Bắt B-52 theo phương án 1!

Đường bay B-52 được thể hiện trên bản đồ theo tín hiệu mạng B1 của Sở chỉ huy Quân chủng PK-KQ rất rõ. Khi đến cự ly thích hợp, tôi hạ lệnh: "Bốn loạt bắn nhanh… bắn!". 18 khẩu pháo trung cao 100mm từ 3 trận địa đồng loạt nhả đạn, dựng thành màn đạn rất đẹp. Đài quan sát báo cáo đạn nổ tốt, cùng tọa độ và cự ly đúng phương án 1.

Đồng thời thông báo trên vùng trời xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương có đám cháy lớn, tung ra những vệt sáng như hoa cải rồi biến mất trong màn đêm… Lúc đó là 19 giờ 55 phút.

Tập kích Sơn Tây: Chiến dịch huy động 10.000 lính của Mỹ đã thất bại như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tập kích Sơn Tây: Thảm bại của 10.000 lính Mỹ ở miền Bắc Việt Nam
Sáng hôm sau, Sở chỉ huy Quân khu Việt Bắc thông báo: Tối 24-12, pháo cao xạ Thái Nguyên đã bắn rơi 1 B-52. Tiếp đó Đài phương Tây cũng đưa tin: "Mỹ bị mất 1 B-52 tối 24-12 do trúng đạn trên vùng trời Thái Nguyên…". Đây chính là chiếc B-52 đầu tiên của Mỹ bị pháo cao xạ 100mm của ta bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Đêm 26-12, B-52 của Mỹ lại đánh vào Thái Nguyên theo đường bay cũ. Tình huống diễn ra vẫn đúng phương án 1. Tiểu đoàn lại bắn rơi chiếc B-52 thứ hai trên vùng trời Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Văn Đức bổ sung: "Khi tôi nhận được tín hiệu mạng B1 từ Quân chủng PK-KQ thông báo B-52 xuất phát từ căn cứ Utapao, độ cao 10km, bay hướng Thái Nguyên, tôi vội báo cáo: "Có tín hiệu B-52 bay hướng Thái Nguyên đúng phương án 1, độ cao 10km…".

Sở chỉ huy lập tức báo động. Lát sau trên bản đồ tình báo xuất hiện 3 tốp B-52 liên tiếp nối đuôi nhau, đường bay rất ổn định. Thỉnh thoảng tín hiệu bị ngắt quãng, tuy nhiên đường bay B-52 hướng Thái Nguyên không thay đổi, tôi vẫn vẽ được đường bay… Khi mục tiêu vào tầm bắn, Thủ trưởng Huệ ra lệnh bắn, tôi mới thở phào, coi như nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành…".

Đại đội 5 được đánh giá đã giăng màn đạn đúng đường bay B-52 trong cả 2 trận đánh, được công nhận bắn trúng mục tiêu B-52. Cựu Đại đội trưởng Nguyễn Công Tuấn hoàn toàn nhất trí với lời kể của Thượng tá Đồng Quốc Huệ. Ông chỉ bổ sung một chi tiết nhỏ về trận đánh đêm 26-12: "Sau khi bắn loạt thứ nhất xong, B-52 ném bom sát trận địa Đại đội 5.

Lửa cứ bùng lên, khói bốc mù mịt. May cả Đại đội đều an toàn. Tôi chỉ bị thương nhẹ do sạt hầm, nhưng vẫn chỉ huy được. Đường dây điện thoại đứt, máy 2 oát cũng không liên lạc được… Lúc này Trung đoàn phán đoán Đại đội 5 đã bị "xóa sổ", mới cử đoàn cán bộ do Tham mưu trưởng Hà Huy Quang dẫn đầu, phóng xe xuống ứng cứu…

Nhưng tôi vẫn tự quyết định chỉ huy Đại đội bắn tiếp theo phương án 1. Trong đợt 2 nổ súng ấy, chúng tôi được đánh giá bắn chính xác và được công nhận bắn rơi thêm 1 chiếc B-52"…

Nguồn: Theo PK-KQ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала