Việt Nam lên tiếng về phiên xét xử Mẹ Nấm

© Ảnh : Tiên Minh/TTXVNBị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (áo đen) tại phiên tòa
Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (áo đen) tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Ngoại giao chiều nay 30-11 khẳng định phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã diễn ra công khai, theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam

Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trả lời thẩm vấn tại tòa - Sputnik Việt Nam
Hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam của “Mẹ Nấm”
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 30-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh diễn ra sáng cùng ngày. Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra — Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam ngày 10/10/2016 về tội danh nói trên. Theo cáo trạng, từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. 

Các bài viết này đã gây hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành, quản lý xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. 

Còng tay - Sputnik Việt Nam
Chính quyền Việt Nam bắt giam blogger "Mẹ Nấm"
Từ năm 2013-2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các báo, đài, tổ chức hoạt động truyền thông nước ngoài, xuyên tạc tình hình trong nước trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, quốc phòng, ngoại giao, pháp luật, các vấn đề về dân chủ, nhân quyền. 

Đặc biệt, năm 2014, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh soạn thảo và đăng tải tập tài liệu "Stop police killing civilians" (tạm dịch: Phải chấm dứt việc cảnh sát giết dân thường) mang quan điểm, lập trường rất thù địch với lực lượng Công an nhân dân. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn nhiều lần đứng ra tổ chức hoặc tham gia các hoạt động, sự kiện nhằm kích động, xúi giục người dân chống đối Nhà nước. Bị cáo còn tàng trữ tại nơi ở một số văn hóa phẩm có nội dung xuyên tạc, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, kích động nhân dân phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.  

Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã thừa nhận toàn bộ các hành vi vi phạm, như: ký tên vận động chiến dịch nhân quyền năm 2015; soạn thảo, chia sẻ các bài viết trên facebook có mục đích lôi kéo, kích động kích động nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; soạn thảo tập tài liệu "Stop police killing civilians"; ký hợp đồng giải thưởng "Người bảo vệ công dân"… nhưng cho rằng không nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa, các luật sư cũng tập trung vào quan điểm trên. 

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã nhận định: căn cứ, đối chiếu với các lời khai, thừa nhận của bị cáo trong quá trình điều tra vụ án, chứng cứ và các tài liệu hồ sơ có trong vụ án; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo và người bào chữa, Hội đồng xét xử đã có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên án là không oan sai. Do đó, căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữ nguyên bản án sơ thẩm; áp dụng điểm a, b, c khoản 1, Điều 88 Bộ luật Hình sự, xử phạt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn: TTXVN, NLĐ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала